Con gái tôi đang học lớp 8, Ngữ Văn, Ngoại ngữ đều học khá tốt, nhưng môn Toán là khó khăn lớn nhất đối với con, 10 câu thường con chỉ làm đúng một nửa. Trong một kỳ thi khảo sát chất lượng của quận, môn Toán con chỉ được 45 điểm(1), trước mặt bạn bè trong lớp, thầy giáo đã phê bình con gay gắt vì đã kéo thành tích của lớp đi xuống, thầy còn bảo “Cô không thể học được đâu”, “Tôi nghĩ sau này cô không thể thi đỗ trường nào”. Con rất buồn, tôi cũng rất bực với thầy, nhưng lại không dám gặp thầy để góp ý, sợ sau này thầy càng gây khó dễ cho con hơn.
Khích lệ con bằng sở trường của con
Cùng là mẹ, tôi rất thấu hiểu tâm trạng hiện tại của bạn. Trước hết, bạn không nên sốt ruột, càng không nên thể hiện trước mặt con tâm lý lo lắng của bạn. Tâm lý là yếu tố rất dễ “truyền nhiễm”, vốn trẻ đã bị áp lực vì điểm thi không cao và bị thầy giáo phê bình, nếu lúc này đây bạn lại thể hiện tâm lý lo lắng, bất an về chuyện của trẻ sẽ khiến trẻ cảm thấy vô cùng áy náy, và sức ép do sự “áy náy” này gây ra sẽ càng lớn hơn. Làm như thế không những không giải quyết được vấn đề gì mà còn khiến tình hình tồi tệ thêm.
Tôi nghĩ, bạn có thể thử áp dụng thái độ “thưởng thức”, dùng ưu điểm của con để khích lệ con tự tin. Môn Ngữ văn, Ngoại ngữ con học tốt, có thể là con có thế mạnh trong các môn nghệ thuật, ngôn ngữ, bạn hãy dùng “sở trường” của con để giúp con xóa đi cảm giác chán nản do “sở đoản” gây nên. Đồng thời bạn hãy nói với con rằng, sự
phê bình của thầy giáo đã làm tổn thương lòng tự trọng của con, tuy nhiên qua đó cũng có thể nhận thấy sự quan tâm của thầy đối với con, chứ không nên cùng con thể hiện thái độ bực bội đối với thầy giáo. Phương thức tư duy đứng trên góc độ khác để lý giải sự tổn thương mà người khác gây ra cho mình cũng là một hình thức giáo dục “làm gương” tốt giúp con giải quyết các vấn đề sau này. Như
thế, bạn sẽ cùng con đối mặt với khó khăn bằng thái độ lạc quan, thẳng thắn và lý trí, truyền tải đến con tâm lý tích cực, tôi tin rằng tâm trạng buồn bã của cháu sẽ có sự thay đổi.
Tôi cho rằng, bạn nên có buổi nói chuyện với thầy giáo của con, thẳng thắn trao đổi với thầy về tâm trạng của cháu. Có thể thái độ
của thầy về vấn đề này còn quan trọng hơn cả thái độ của bạn. Bạn có thể nói với thầy rằng rất thấu hiểu tâm trạng sốt ruột của thầy đối với việc thành tích học tập của con không tốt, thầy cũng là vì lo cho con. Bạn nói như vậy sẽ giúp thầy tiếp nhận điểm yếu của con về mặt tâm lý, khắc phục được tâm lý “thực dụng” trong công tác giảng dạy và xem xét lại thái độ của mình đối với con gái bạn. Mặc dù, về nguyên tắc giáo dục, chúng ta yêu cầu các thầy cô giáo cần có sự đối xử công bằng với tất cả các học sinh, nhưng theo bản năng, thầy cũng sẽ quý mến những học sinh học giỏi, nhân tính vốn là như vậy, chúng ta buộc phải chấp nhận nhược điểm của nhân tính. Sự tiếp nhận và thấu hiểu về mặt tình cảm sẽ
giúp ích cho việc giải quyết rất nhiều vấn đề.
Sau đó, bạn sẽ cùng thầy tìm ra nguyên nhân khiến thành tích môn Toán của con kém, nếu là do bị hổng kiến thức thì có thể bổ
sung kiến thức cho con một cách phù hợp; nếu đúng là do khả năng tư duy logic của con tương đối yếu thì bạn có thể nhờ thầy giáo không nên nhấn mạnh điểm yếu này của con trước mặt con mà tập trung vào thế mạnh của con, giúp con trở nên tự tin hơn, kích thích động lực học tập của con, nỗ lực một cách tối đa để khắc phục điểm yếu của mình.
Thực ra, mỗi con người đều có điểm yếu và điểm mạnh, quan trọng là làm thế nào để có thể phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu cho mình. Howard Gardner đã đưa ra lý thuyết đa thông minh. Ông cho rằng, con người có tám dạng thông minh cơ bản: ngôn ngữ, logic - toán học, hình ảnh - không gian, âm nhạc, cảm xúc vận động, quan hệ giao tiếp, nội tâm, quan sát thiên nhiên. Bạn thử xem các nhân vật nổi tiếng trong các lĩnh vực khác nhau trong lịch sử như
Winston Churchill(2), Mozart, Picasso, A.Einstein, Michel Jordan(3), Martin King(4) và cả Platon, ai “thông minh” hơn? Lý thuyết đa thông minh của Howard Gardner dạy chúng ta nên đứng trên góc độ
mới để nhìn nhận về vấn đề “kém thông minh” và “thông minh”, từ đó thay đổi quan điểm của chúng ta trước đây khi cho rằng chỉ
những đứa trẻ học giỏi Toán, Vật lý, Hóa học mới được gọi là thông minh.
Bạn cũng có thể cùng con thảo luận về vấn đề này, con sẽ có sự
đánh giá tỉnh táo và tự tin vào mình, tìm được thế mạnh thực sự cho mình.
Tôi nghĩ, nếu làm như vậy, tâm lý lo lắng và sốt ruột của bạn về với con cũng sẽ giảm bớt được phần nào.