Con trai tôi năm nay 5 tuổi, lúc nào cũng coi lời mẹ nói như cơn gió thoảng qua, bất kể mẹ dặn làm gì, con chỉ hờ hững đáp một vài câu, rồi để đấy không làm. Tôi rất bực mình, nhưng dù nói thế nào con vẫn không chịu sửa, làm thế nào để có thể thay đổi thái độ thờ ơ, không tập trung và không chịu nghe lời của con?
Tại sao trẻ “không chịu nghe lời”
Đây cũng là vấn đề mà rất nhiều bà mẹ phải đối mặt. Trước hết hãy tìm hiểu một số nguyên nhân khiến trẻ không chịu nghe lời.
Nếu cha mẹ không chịu lắng nghe trẻ nói, trẻ cũng sẽ thờ ơ trước lời của bạn. Bề ngoài trẻ chỉậm ờ cho qua chuyện, không tập trung, không chịu chuyện trò, tâm sự với bạn.
Cha mẹ có quá nhiều câu hỏi và lời khuyên đối với trẻ. Ví dụ một món đồ trong nhà tự nhiên bị hỏng, bạn liền hỏi con: “Con có dám khẳng định không phải con làm hỏng không?”. Trẻ đã lỡ tay làm hỏng đồ chơi, cha mẹ liền nói: “Đã nói với con bao nhiêu lần rồi,
không được thả pin vào nước, con cứ không chịu nghe”. Những bậc cha mẹ thông minh thì cần chịu khó dùng tai, bớt dùng miệng! Con trẻ thích được lắng nghe, không thích nghe những lời càm ràm, đây vốn là bản tính của con người, cần tôn trọng trẻ.
Bình thường cha mẹ chuyện trò với con, nếu không chấp nhận hoặc thừa nhận cảm xúc của trẻ, trẻ cũng sẽ không tiếp nhận lời nói và gợi ý của cha mẹ.
Cha mẹ không đồng tình với cảm xúc của trẻ. Khi trẻ thể hiện cảm xúc mạnh mẽ của mình về một sự việc nào đó với cha mẹ, nếu cha mẹ không có phản ứng hoặc phản ứng quá gay gắt, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu trong lòng. Nếu cha mẹ nói: “Việc này mà cũng đáng phải khóc hả?”, “Việc này mà con cũng không làm được à, mẹ thật sự thất vọng đấy”, thì lần sau trẻ sẽ không trút bày tâm sự với cha mẹ nữa.
Một số bậc cha mẹ còn hay hứa suông với trẻ cho qua chuyện. Ví dụ, hứa với trẻ cuối tuần đưa trẻ đi chơi ngoại ô, nhưng cuối cùng
lại có việc đành phải hủy bỏ kế hoạch. Mặc dù có lý do rất chính đáng, nhưng nếu gặp quá nhiều lần như vậy, trẻ sẽ không tin tưởng vào cha mẹ nữa.
Cha mẹ thường coi hiện tượng trẻ không để ý đến điều mình nói là sự coi thường đối với quyền uy của mình, cho rằng phạt nặng chính là bảo vệ sự quyền uy cho mình. Họ đâu biết rằng, tôn trọng mới được tôn trọng lại, yêu mới được yêu lại.
...
Có thể còn rất nhiều nguyên nhân, cha mẹ không nên để mắt đến vấn đề của trẻ mà còn cần phải kiểm điểm lại mình, như thế sẽ không còn cảm thấy bực bội trước sự “không nghe lời” của trẻ nữa.
Cần chuyện trò nhiều hơn với con
Tôi đã từng gặp một cảnh tượng như sau:
Người mẹ: “Ai bỏ sữa lên giường thế này? Bẩn quá đi thôi. Có phải con làm không? Tại sao không cất vào tủ lạnh?”.
Cậu bé vẫn mải chơi, cười nói, như không nghe thấy gì. Người mẹ
lại cao giọng hơn: “Mẹ bực lắm rồi đấy. Tại sao con không chịu nghe mẹ dặn gì cả? Coi thường lời mẹ phải không? Lại đây, úp mặt vào tường ngay”.
Cậu con trai lắc lư cái đầu, dường như cố tình “chọc giận” mẹ, có thể là người mẹ đã nhiều lần “gầm” lên với cậu như vậy nên cậu không còn lấy làm lạ, coi như đang “đùa” với mẹ.
Người mẹ rất tức giận, túm ngay cậu con trai “ngang ngạnh” và phát một cái vào mông, đẩy cậu xuống ghế sofa. Cậu con trai nhìn mẹ bằng ánh mắt phẫn nộ và ấm ức. Cuộc đối thoại kết thúc trong bầu không khí rất căng thẳng.
Chúng ta hãy thử thay đổi cách đối thoại xem sao?
Người mẹ: “Ai đặt sữa trên giường ấy nhỉ? Uống xong sữa không cất vào tủ lạnh là hỏng đấy, con mang sữa cất tủ lạnh đi”.
Có thể cậu bé sẽ làm ngay, cũng có thể chỉ ậm ờ “vâng” cho qua chuyện, nhưng ít nhất cậu đã nghe thấy và không chống lại hoặc né tránh.
Người mẹ: “Mẹ đang bận nấu cơm, con mau thu dọn hộp sữa trên giường đi, nếu giúp mẹ dọn cơm nữa thì thật là tốt quá. Nhanh tay lên!”.
Lúc này, ít nhất đứa trẻ sẽ làm việc đầu tiên hoặc làm việc thứ
hai, lúc ăn cơm trẻ sẽ yên tĩnh hơn rất nhiều. Không tin bạn cứ thử
xem.
Tóm lại là cảnh tượng người mẹ tức tối và khiến con trẻ khóc sẽ
không xuất hiện.
Tạo dựng bầu không khí gia đình mà các thành viên tôn trọng lẫn nhau, bồi dưỡng cho trẻ tinh thần cùng nhau hợp tác giữa con cái và cha mẹ có vai trò hết sức quan trọng. Cha mẹ không thể dựa vào việc giảng giải điều hay lẽ phải để dạy con trẻ điều này mà là trẻ
dùng phương thức có thể cảm nhận trong đời sống thường nhật và dần dần hình thành nên thói quen. Khi nói chuyện, cha mẹ cần chú ý miêu tả, cung cấp cho trẻ nhiều thông tin chứ không nên chỉ
trích, trách móc đơn giản kiểu “Con không thấy mẹ đang bận à? Đồng chí ơi, con mà ra tay giúp mẹ thu dọn cái bàn thì tốt biết mấy?” hoặc “Ai bật đèn trong nhà vệ sinh vậy? Sao chẳng bao giờ
chịu tắt cả”.
Con trẻ không thích nghe những lời thuyết giáo và giải thích dài dòng, cha mẹ nói ra suy nghĩ của mình và nhắc nhở trẻ một cách chân thành, trẻ sẽ sẵn sàng đón nhận hơn, ví dụ “Con tắt đèn nhà vệ
sinh đi nhé, mẹ không muốn cuối tháng phải nộp quá nhiều tiền điện đâu”, “Hôm nay mẹ rất mệt, con trai giúp mẹ rút quần áo ngoài ban công vào nhé. Mẹ sẽ nấu các món ngon cho con thưởng thức”.
Chịu khó lắng nghe con nói, xây dựng quy tắc tương ứng
Khi trẻ nói thao thao bất tuyệt, cha mẹ cố gắng dừng việc đang làm và thể hiện thái độ lắng nghe. Nếu thực sự không dừng được,
bạn nên vừa làm vừa dùng các từ như “ừ”, “à”, “vậy hả”, để trẻ biết bạn đang nghe trẻ nói, hoặc nói với trẻ rằng: “Con đợi một lát, để mẹ
dọn xong bếp rồi nói tiếp nhé, để xem mẹ có giúp được con cái gì không”. Có lúc trẻ chỉ muốn được tâm sự, cha mẹ chịu khó lắng nghe, trẻ cảm thấy đã được đón nhận, trong lòng cũng không cảm thấy bức xúc nữa. Dĩ nhiên, trẻ cũng đáp đền cha mẹ bằng hành động nghe lời.
Nếu cha mẹ làm được điều đó mà trẻ vẫn coi lời cha mẹ như
“cơn gió thoảng qua”, không chịu nghe theo thì cha mẹ cũng có thể
bàn bạc với trẻ, đề ra một phương án phạt hợp lý đối với vấn đề của trẻ. Ví dụ, trẻ luôn để xe đạp của mình trong phòng khách, mặc dù cha mẹ đã nói với trẻ nhiều lần, yêu cầu trẻ để xe trong phòng riêng, nhưng trẻ vẫn coi như không nghe thấy gì, nếu như vậy cha mẹ có thể khóa xe của trẻ lại đồng thời nói rằng trong vòng một tháng trẻ không được đi xe, để trẻ ý thức được rằng trẻ buộc phải trả
giá cho hành động của mình.
Ở thời điểm thích hợp, còn có thể để trẻ cảm nhận được sự “áy náy” bởi đôi khi áy náy dễ khiến con người rút kinh nghiệm hơn. Ví dụ, bảo trẻ quét nhà nhưng trẻ lại chạy đi chơi, còn khi trẻ nhờ cha mẹ
giúp, bạn có thể giúp trẻ, nhưng cũng có thể nói với trẻ rằng: “Con biết không, hôm qua mẹ nhờ con quét nhà con lại không hề giúp mẹ, mẹ rất buồn. Nhưng khi con cần mẹ giúp, mẹ sẽ rất sẵn lòng”. Như vậy, chắc chắn trẻ sẽ phải suy nghĩ.
Đôi khi ở bên con phải có những cuộc “đấu trí” thực sự! “Tính toán”, “mưu kế”, rất nhiều kỹ xảo được đan xen trong tình yêu, nhưng lại không hề để lại dấu vết, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, xây dựng “ngân hàng tinh thần” cho trẻ, tích lũy cho trẻ “kho báu” giúp ích cho trẻ suốt đời!