Không nên nói suông rằng “Đánh bạn là xấu”

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 102 - 105)

xấu”

Con trai tôi năm nay 5 tuổi, rất hoạt bát, nhưng có một vấn đề là khi chơi với các bạn, chỉ cần có chút gì không vừa ý là đánh bạn. Lần nào con chơi với bạn, tôi cũng lo canh cánh, chỉ sợ con lại đánh bạn khóc. Tôi thực sự không biết phải làm thế nào.

Không nên nói suông rằng “Đánh bạn là xấu”

Cô con gái 2 tuổi chơi búp bê với em bé nhà hàng xóm và bị em bé giành lấy, cô bé liền đẩy em ngã vì chưa biết chủ động chia sẻ món đồ mà mình thích với người khác; cậu con trai 5 tuổi trở thành “thủ

lĩnh trẻ con”, rất thích thể hiện sự giỏi giang, mạnh mẽ của mình, để

chứng minh điều này liền đi bắt nạt các bạn khác... Vì chuyện này mà cha mẹ đã phải nghĩ rất nhiều cách, tuy nhiên, cùng với sự

trưởng thành của trẻ, dần dần dưới sự giúp đỡ của người lớn, cô bé và cậu bé kia cũng đều học được cách sống thân thiện với người khác.

Một đứa trẻ đang phát triển theo hướng tự lập, có cá tính thì không thể có ý kiến thống nhất với người khác trong mọi vấn đề, tồn tại sự khác biệt là điều bình thường, tuy nhiên, nếu có sự khác biệt hoặc không hài lòng là dùng vũ lực để giải quyết vấn đề thì thực sự

cần sự quan tâm và định hướng của người lớn.

Khi trẻ thể hiện thái độ rất ngang ngạnh, thô bạo, cha mẹ phải xem đối tượng mà trẻ chơi cùng, phân tích nguyên nhân, sau đó kiên nhẫn định hướng, không nên chỉ nói suông rằng “Đánh bạn là xấu”. Nguyên nhân hay đánh bạn ở mỗi trẻ sẽ khác nhau. Có trẻ do thiếu kỹ năng giao tiếp, không đánh thì không biết chơi với bạn thế nào; có trẻ muốn dùng “quả đấm” để tạo dựng sự quyền uy cho mình; một số trẻ là do cảm thấy bực bội, không làm chủ được bản thân...

Đây sẽ là thời điểm vàng để cha mẹ “giáo dục tùy cơ” và dạy cho con trẻ kỹ năng giao tiếp và quan hệ với người khác.

Còn nhớ hồi nhỏ, con trai tôi chơi với bạn, đám trẻ cũng thường xuyên có sự va chạm, cãi nhau, đánh lộn, lần nào tôi cũng gợi ý cho con thử suy nghĩ xem, tại sao các bạn không nghe theo lời đề nghị

của con, dạy con cách đứng trên lập trường của người khác để xem xét vấn đề. Tôi nói với con rằng, nếu trong tập thể có người đánh con, làm tổn thương đến con, chỉ cần đối phương không tiếp tục hành động thì cần dùng lời nói để giải quyết vấn đề, chứ không phải thể hiện bằng phản ứng đáp trả; khi giận một người, trước khi nắm chặt tay thành nắm đấm cần tự hỏi mình rằng “Tại sao mình lại làm như vậy?”, kìm chế cơn giận trong đầu chứ không phải dùng hành động ẩu đả, chửi rủa để xả giận, bởi như thế chỉ khiến cho sự việc càng tồi tệ hơn. Khi nói những điều này đều là thời điểm xảy ra sự việc, không phải thuyết giáo từ trước, cũng không phải là những lời phê bình sau khi sự việc kết thúc, rất tùy cơ. Giống như việc người mẹ không dạy con gái nấu cơm trong phòng làm việc vậy.

Con trẻ là tấm gương phản chiếu của cha mẹ

Cha mẹ thường không ý thức được hành vi của mình ảnh hưởng thế nào đến trẻ. Khi trẻ thể hiện ra một số hành vi có vấn đề, cha mẹ cũng cần kiểm điểm lại một số hành động và lời nói của mình trước mặt con trẻ. Theo điều tra, hầu hết cha mẹ của những đứa trẻ có những hành vi “bạo lực” đều ít nhiều tỏ ra nóng nảy, phẫn nộ khi giải quyết các mối xung đột với con hoặc người khác. Có một đứa trẻ sau khi phạm lỗi, cha mẹ thường xuyên quát mắng thậm chí còn đánh trẻ mấy cái. Làm như thế trẻ sẽ hiểu rằng, dường như cách phản ứng trước sự xung đột, bất hợp lý là nổi cáu thậm chí đánh người, vô hình trung trẻ đã học được “phương pháp” giải quyết vấn đề và xung đột sai lầm. Ngoài ra, cũng có thể do không có khả năng trút giận và phản kháng trước cha mẹ nên trẻ sẽ

dùng “vũ lực” để trút sự thô bạo và cơn giận phải chịu đựng từ cha mẹ

lên bạn bè cùng trang lứa thậm chí ít tuổi hơn. Mặc dù, cách giải

khi đã trở thành thói quen sẽảnh hưởng đến các mối quan hệ giao tiếp của trẻ.

Trước hết cha mẹ cần bồi dưỡng cho con tâm thế tốt cũng như thái độ và phương thức giải quyết vấn đề, xung đột. Khi cảm thấy việc mà trẻ làm khiến mình bực bội, bạn nhất định phải bình tĩnh lại, vì thái độ của cha mẹ đối với trẻ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của trẻ đối với người khác. Tuy nhiên, cha mẹ cần thể

hiện rõ quan điểm của mình trước việc trẻ làm, có thể nghiêm khắc với trẻ, nhưng không nổi cáu, giận dữ hay quát tháo. Vì khi đã nổi cáu, bạn rất khó có thể tiến hành sự giáo dục tùy cơ đối với trẻ, cần coi mỗi lần phạm lỗi của trẻ là cơ hội tốt dạy dỗ trẻ.

Không nên dùng biện pháp trừng phạt để giải quyết vấn đề của trẻ nhỏ. Định hướng đúng đắn, nêu rõ phương thức có thể vận dụng khi giải quyết xung đột và sự bất đồng, hoặc giúp trẻ liệt kê ra các phương pháp có thể giải quyết tranh cãi. Ngoài ra, còn có thể ghi lại những hành vi của con, lập thành bảng và treo ở vị trí dễ nhìn trong nhà, một bên có thể là biểu dương, một bên là cần rút kinh nghiệm. Cùng con đề ra mục tiêu khả thi giảm thiểu số lần đánh bạn và có biện pháp khen thưởng mà con thích, biểu dương chân thành và thưởng khi con tiến bộ. Nếu trẻ vẫn đánh bạn thì cần có sự trừng phạt phù hợp, có thể hạn chế các hoạt động của con như một ngày không được xem tivi hoặc hủy bỏ kế hoạch cho con sang nhà bạn chơi vào cuối tuần.

Dĩ nhiên, tiền đề của mọi phương pháp này là trước hết cha mẹ

phải là một tấm gương sáng.

Thời niên thiếu, mỗi người đều xảy ra tranh cãi, giận dỗi trong quá trình chơi với bạn, những sự xung đột nhỏ là chướng ngại vật đầu tiên của con trẻ trong quá trình tiếp xúc với mọi người, nếu có sự định hướng phù hợp, dần dần trẻ sẽ tiến bộ và ngày càng chững chạc hơn, các chàng trai điềm đạm và thiếu nữ e ấp cũng sẽ xuất hiện trước mặt chúng ta.

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)