tính riêng
Tôi là mẹ của một cậu con trai năm nay 10 tuổi, do thất bại trong giáo dục con mà thành tích học tập của con trai tôi rất bình thường, con cũng không có sở trường gì đặc biệt, ở lớp cũng bị cô
giáo lãng quên. Điều này khiến con rất tự ti, thậm chí không muốn đi học. Tôi phải làm gì bây giờ?
Mỗi người đều có năng khiếu và cá tính riêng
Trước hết, tôi rất muốn nói với bạn rằng “đứa trẻ có thành tích học tập bình thường, không có sở trường gì đặc biệt” này không hẳn là không có điểm gì đặc biệt. Về tư tưởng, bạn không nên cho rằng mình đã thất bại trong quá trình giáo dục con, không nên để
con trẻ nghĩ rằng “Mình thật sự không ra gì, hãy nhìn xem, ngay cả
người mẹ yêu mình nhất cũng phải thừa nhận mình như vậy”. Hơn nữa, một cậu bé 10 tuổi, chỉ vì thành tích học tập bình thường, không có sở trường gì đặc biệt, bị cô giáo lãng quên thì sao có thể nói là “giáo dục sai lầm”? Rốt cuộc chúng ta đang dùng tiêu chuẩn gì để đánh giá con trẻ? Đây là vấn đề rất đáng để các bậc phụ huynh và giáo viên suy nghĩ.
Sự giáo dục tốt chính là phát hiện năng khiếu bẩm sinh của trẻ
và bồi dưỡng năng khiếu đó, để trẻ cảm nhận sự thành công. Công ty tư vấn The Gallup Organization nổi tiếng của Mỹ đã từng công bố một bản báo cáo cho thấy, mỗi người đều có tài năng bẩm sinh. Không gian trưởng thành lớn nhất của mỗi con người nằm ở việc anh ta phát hiện ra khả năng lớn nhất của mình và phát huy được tối đa khả năng đó trong niềm say mê. Dù là phụ huynh hay giáo viên thì đều cần cố gắng phát hiện cá tính và tài năng bẩm sinh đó, tùy từng đứa trẻ để gợi mở, dạy dỗ, dùng phương pháp giáo dục cá tính hóa để thích nghi với sự phát triển đa nguyên hóa của xã hội thông tin.
Chính vì thế, với tư cách là người mẹ, bạn nên tin tưởng rằng con trai bạn cũng có năng khiếu và cá tính như bao đứa trẻ khác, chỉ
có điều cần định hướng và phát triển. Với trường hợp này, tôi cho rằng bạn nên có nhiều cuộc trao đổi với giáo viên, nhờ giáo viên cùng quan tâm đến con, khích lệ con. Tìm ra ưu điểm của con và nhấn mạnh ưu điểm đó, gạt bỏ điểm yếu của con, thì ưu điểm này sẽ
giống như một điểm tựa, giúp con trở nên tự tin hơn.
Con người thích được người khác yêu và thấu hiểu. Tâm hồn con trẻ trong sáng, dễ vỡ như pha lê rất cần sự bảo vệ của chúng ta. Đối với trẻ, điều quan trọng là cần có sự tự tin, tinh thần tự tôn trọng mình, tinh thần này tựa như rễ cây, ăn càng sâu càng rộng, trái sẽ càng căng mọng hơn.
Bảo vệ lòng tự trọng và sự tự tin cho trẻ
Trong quá trình nuôi dạy con trai, tôi luôn luôn chú ý bảo vệ lòng tự trọng và sự tự tin cho con. Có mấy điều cần chú ý tôi muốn chia sẻ với bạn, mong rằng nó cũng có ích cho việc giúp bạn tạo dựng sự tự tin cho con.
Thứ nhất, không nên nhắc đến những điều khiến con trẻ
cảm thấy áp lực trước mặt người khác. Không nên nói “Thằng bé này chẳng có năng khiếu gì, không có gì nổi bật, em sốt ruột vô cùng”... mà cần xóa mờ nhược điểm của trẻ, nhắc nhiều đến ưu điểm của trẻ. Biết cách phát hiện và không ngừng củng cố mọi điểm tốt ở trẻ.
Thứ hai, bắt đầu từ ưu điểm của trẻ để biểu dương. Dĩ nhiên, lúc cần phê bình cũng phải phê bình, tốt nhất là phê bình một lần, biểu dương ba lần, theo tỉ lệ 1:3, trẻ sẽ dễ sửa chữa khuyết điểm, đồng thời tâm trạng vui vẻ, sự tự tin và lòng tự trọng cũng vì thế mà tăng lên.
Thứ ba, đối với một số hành vi nực cười hay hành động sai trái của trẻ, cha mẹ không nên châm biếm, mỉa mai mà hãy nhắc nhở
trẻ bằng những câu đùa chân tình, hóm hỉnh.
Thứ tư, khi trẻ không vui, cha mẹ cho phép trẻ bày tỏ tâm sự, xả
stress, như thế có thể giảm bớt một số cảm giác lo lắng, căng thẳng và chán chường cho trẻ. Khi trẻ trải qua những sự kiện quan trọng trong cuộc đời, sự lắng nghe và ủng hộ của cha mẹ mãi mãi chiếm vị
trí quan trọng nhất trong trái tim trẻ.
Mục đích căn bản của giáo dục gia đình không phải là truyền thụ
hoặc tiếp nhận một tri thức hay kỹ năng cụ thể nào đó, mà là đánh thức ý thức tự ngã của trẻ trong tâm hồn sâu thẳm, để óc sáng tạo,
cảm giác về sinh mệnh và giá trị được thức tỉnh hoàn toàn, và sự tự
tin, lòng tự trọng của một đứa trẻ chính là nguồn động lực khởi động những điều này.
Hãy để trẻ không bao giờ cảm thấy tự ti dù đứng trước ai, để
trong tình huống nào trẻ cũng có lòng tin với chính mình. Đây là nguồn sức mạnh căn bản để trẻ sinh tồn một cách độc lập trong tương lai, mà các bậc phụ huynh chính là người đặt nền móng cho nguồn sức mạnh này.