Con gái tôi đang học lớp 7, thành tích học tập tương đối khá, tuy nhiên con lại thường xuyên mang chuyện bực bội từ trường về nhà, ví dụ bài thi làm không tốt, xích mích với bạn, trận đấu thể thao
của lớp bị thua… Về nhà con sẽ xả stress, không ăn cơm, khó tính, thậm chí còn la hét với cả mọi người trong gia đình. Tôi rất sốt ruột vì chuyện này và bực mình với con. Xin hỏi chị có cách nào giải quyết ổn thỏa vấn đề này không?
Cho phép trẻ xả stress
Gặp tình huống này, cha mẹ không nên tức giận, đừng cho rằng hành vi của trẻ nhằm vào cha mẹ. Những lúc như thế này, cha mẹ là người được trẻ tin tưởng, trẻ cần sự thấu hiểu và khoan dung của người thân.
Hầu hết trẻ em, thậm chí bao gồm rất nhiều người lớn đều không biết cách xử lý những suy nghĩ tiêu cực của cá nhân. Người ta thường trút bày sự chán nản, phẫn nộ, ấm ức của mình ở địa điểm và với người mà họ cho là an toàn nhất. Gia đình là mái ấm mà trẻ
cảm thấy an toàn nhất, cha mẹ là người mà trẻ tin tưởng nhất, trẻ
mang những suy nghĩ tiêu cực về nhà, cáu giận với cha mẹ cũng không có gì là lạ.
Trước hết, cha mẹ cần giữ bình tĩnh, để trẻ biết rằng cha mẹ
thấu hiểu nỗi phiền muộn của trẻ, đồng tình với suy nghĩ của trẻ. Tuyệt đối không nên dùng hình thức phạt, hay bực bội với trẻ, cho rằng trẻ vô duyên vô cớ nổi cáu ở nhà. Bởi sự thực là trẻ cảm thấy đau khổ, muốn được thả lòng, trút bày nỗi lòng, cha mẹ bực tức hoặc trừng phạt trẻ thì chẳng khác gì đổ thêm dầu vào lửa.
Muốn để một đứa trẻ học được cách xử lý vết thương chứ không phải xả stress với những người vô tội xung quanh là điều khá khó khăn. Phụ huynh cần hết sức kiên nhẫn, cùng trẻ đối mặt, đây là một cơ hội rất tốt để giúp trẻ chú ý đến tâm hồn sâu thẳm của mình. Vì trên chặng đường đời rất dài, mặc dù chúng ta rất muốn bảo vệ trẻ tránh khỏi những tổn thương trong cuộc sống hiện thực, nhưng trong cuộc sống có rất nhiều điều không thể kiểm soát. Chính vì thế, cần để trẻ hiểu được rằng khi gặp sự việc chỉ có thể
làm chủ hành vi và phản ứng của mình, không nên đểảnh hưởng đến những người xung quanh, cần dùng phương thức hợp lý để trút bày
những suy nghĩ tiêu cực trong lòng, giúp mình cảm thấy dễ chịu hơn.
Thói quen có được nhờ sự rèn giũa, không phải nhờ giáo dục. Cha mẹ làm gương cho trẻ trong vấn đề làm chủ bản thân là cách giúp trẻ xây dựng và rèn được thói quen giải quyết suy nghĩ, tâm trạng của cá nhân, nói được nhưng phải làm được.
Dạy con cách tự an ủi
Chúng ta hãy giả thiết như sau: Con trẻ tan học về nhà, vẻ mặt rất bực bội, mẹ hỏi chuyện gì đã xảy ra, cô bé liền cáu kỉnh gắt: “Con đã bảo mẹ cứ kệ con cơ mà, bực quá!”, sau đó hậm hực vứt đôi dép giữa đường đi, ném cặp sách xuống giường rồi kêu la tiếp: “Vẫn chưa nấu cơm ạ, con đói lắm rồi đây này”. Thực tế thời điểm này vẫn còn cách giờ ăn cơm khá xa! Lúc này, tôi đoán thông thường bà mẹ nào cũng sẽ nổi cáu. Nhưng các mẹ nhất định phải nhớ rằng, con đang muốn chọc cho bạn tức để làm giảm cơn bực của con, để
con được xả giận một bữa. Chính vì thế bạn hãy kìm chế nỗi bực bội và chủ động hỏi: “Hình như hôm nay con có vẻ không vui cho lắm, chắc chắn đã xảy ra chuyện gì ở trường. Nếu con sẵn lòng, mẹ rất muốn nói chuyện với con xem có giúp được gì cho con không. Nếu con không muốn kể với mẹ, thì con có thể gọi điện thoại cho bạn bè, hoặc viết vào nhật ký, như thế con sẽ cảm thấy thoải mái hơn, hoặc cũng có thể xả giận vào cái gối của con”. Khi bạn nói những điều này, có thể con sẽ tỏ ra rất bực bội, nhưng bạn hãy mỉm cười và nói: “Con không có cách nào để kiểm soát suy nghĩ và cách làm của người khác, giống như hiện tại mẹ không thể làm con vui lên được, nhưng mẹ có thể không xuất hiện trước mặt con nữa, như thế mẹ con mình sẽ không cãi nhau. Tuy nhiên, con hãy cất cặp sách, dép vào đúng vị
trí của chúng, mẹ ra ngoài một lát đây”. Sau đó, bạn ra siêu thị gần nhà một lát, mặc dù không tâm sự được với con gái, nhưng đã tránh được cuộc tranh cãi, điều quan trọng nhất là, bạn dùng hành động của mình để làm mẫu cho con: Khi mình cảm thấy buồn bực thì nên xả stress như thế nào mới hợp lý để tìm ra cách tự an ủi mình.
Ai cũng có những giây phút bực mình, chán chường. Nếu những suy nghĩ tiêu cực này không được xử lý đúng đắn sẽ ảnh hưởng đến
mối quan hệ của chúng ta với những người xung quanh. Khi trẻ
xuất hiện tình trạng này, cha mẹ cần để trẻ biết rằng, bất luận bực bội, buồn chán đến đâu cũng không nên trút giận một cách vô cớ lên đầu người khác, trẻ có thể tìm kiếm sự thấu hiểu và ủng hộ
của người thân bằng phương thức hợp lý, tuy nhiên không thể
“muốn làm gì thì làm”. Nếu ở nhà trẻ học được quan niệm này, thì trẻ sẽ biết cách tôn trọng suy nghĩ người khác trong quá trình giao tiếp.
Chương 9