Cha mẹ xung đột với con vì câu “Tất cả là muốn tốt cho con”

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 37 - 41)

muốn tốt cho con”

Con trai tôi 5,5 tuổi, từ khi cháu lên 2 tôi đã bắt đầu cảm nhận được rằng cháu rất thích chống đối lại mẹ. Con luôn có chính kiến của mình, chuyện gì cũng thích tự làm nhưng toàn làm hỏng. Chính vì thế, hai mẹ con thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Đọc

cuốn sách chị viết tôi thấy hình như chị và con chẳng bao giờ xảy ra xung đột. Tôi rất muốn biết trong lúc ở bên con, chị đã xóa bỏ mâu thuẫn với con như thế nào?

Nhìn nhận lại bản chất của tình yêu

Rất nhiều bạn bè hỏi tôi rằng: “Làm thế nào để xóa bỏ những mâu thuẫn và xung đột trong quá trình đồng hành với con?”. Có người bạn còn tỏ ý nghi ngờ khi tôi nói: “Tôi không cảm nhận được thời kỳ nổi loạn và chống đối của con trai tôi”. Còn nhớ, đài truyền hình trung ương từng định làm một chương trình, nhất định bảo tôi phải kể ra chi tiết về sự mâu thuẫn và xung đột trong quá trình nuôi dạy con, tôi đã rất cố gắng nhưng không thể nào nhớ ra được.

Cuối cùng, đạo diễn cho rằng nếu không có mâu thuẫn và xung đột thì chương trình này sẽ không hấp dẫn, hơn nữa, hiện nay những mâu thuẫn và xung đột giữa cha mẹ và con đã trở thành vấn đề phổ

biến mà các bậc phụ huynh phải đối mặt, không có mảng này thì không thu hút được khán giả.

Một người mẹ vốn là kế toán trưởng của một công ty quốc doanh lớn phàn nàn với bạn mình rằng: “Con gái tớở nhà nói

chuyện với con mèo giọng ngọt như mía lùi, thấy tớ đi làm về liền quay sang nói: ‘Kẻ thù, con đi chơi đây’. Trời đất ơi, mình ngày ngày phục dịch nó, thế mà giờ lại trở thành kẻ thù của nó?”.

Tự do vốn là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của con người, một đứa trẻ bị tình yêu của cha mẹ làm cho nghẹt thở, kết quả cuối cùng thường là xảy ra xung đột và chống đối. Cuốn sách có tên Tất cả là vì con đã liệt kê ra một số quy tắc giáo điều độc hại trong gia đình, lấy sự phục tùng của con trẻ làm tiêu chuẩn chủ yếu. Khi con trẻ căn cứ vào sự chỉ thị của người lớn để suy nghĩ và hành động, khi chúng khiêm tốn, dễ thương, không ích kỷ, biết nghĩ cho người khác thì chúng sẽ là những “em bé ngoan”. Trong những gia đình này, cha mẹ là chủ nhân của con trẻ, con trẻ cần “có tai mà không có miệng”, không được phép có nguyện vọng và hành động của riêng mình. Sự đúng sai trong hành vi của trẻ phụ thuộc vào sự phán quyết và trừng phạt của “quan tòa” là cha mẹ, nhưng những sai phạm của cha mẹ lại có thể không bị trách cứ. Sự quản lý của cha mẹ đối với con trẻ thường khiến trẻ đánh mất cá tính, hạn chế sự tự lập của trẻ. Tình yêu của cha mẹ dành cho con, hoặc là nuông chiều quá trớn, nhấn chìm năng lực của trẻ; hoặc là hà khắc, lạnh lùng đến mức làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ. Gia đình khiến con người

bị tổn thương, tình yêu khiến con bị tổn thương. Có tinh thần trách nhiệm nhưng chưa chắc đã biết yêu, có gia đình nhưng chưa chắc đã ấm áp. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con rất mong manh, cái nhìn của con trẻ đối với cha mẹ do cha mẹ dạy dỗ mà ra. Các bậc phụ

huynh chúng ta thực sự phải xem xét lại mình: Kết quả của tình yêu tại sao lại biến thành sự thù hận?

Cha mẹ đều cho rằng mình đang yêu con một cách rất vô tư, con trẻ cũng rất yêu cha mẹ mình, tuy nhiên, giữa những người yêu nhau thường xảy ra xung đột và mâu thuẫn, vấn đề nằm ở đâu? Bản tính của nhân loại vốn là: Có yêu sẽ có hận, có cống hiến sẽ có đấu tranh, có tôn trọng sẽ có đố kỵ... Đối với cha mẹ, thầy cô và những người nuôi dạy mình, trẻ đều có hai thái độ, chúng ta cần phải chấp nhận tình cảm mâu thuẫn vừa yêu lại vừa hận này của trẻ, đồng thời cần thể hiện thái độ bình tĩnh, không chỉ trích đối với sự

mâu thuẫn này của trẻ, như thế có thể truyền tải tới trẻ một thông điệp rằng: “Tình cảm này được cha mẹ thấu hiểu”, thì tự đáy lòng, con trẻ sẽ cảm nhận được tình yêu vô tư thực sự của cha mẹ.

Cố gắng né tránh sẽ tốt hơn cố gắng xóa bỏ mâu thuẫn

Ở phần đầu của cuốn Mẹ luôn đồng hành cùng con, tôi đã

đề cập đến vấn đề “mối quan hệ lý tưởng nhất giữa cha mẹ và con là quan hệ bạn bè...”. Có lẽ hiện tại, sự mâu thuẫn và xung đột giữa cha mẹ và con cái quá phổ biến, làm thế nào để hóa giải sự

xung đột này đã trở thành nhu cầu của rất nhiều bậc phụ huynh. Nó không giống sự lây lan của một căn bệnh nào đó, dùng thuốc là có thể giải quyết vấn đề. Vấn đề mâu thuẫn trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái xuất hiện trong các gia đình khác nhau, các bậc phụ huynh khác nhau và những đứa trẻ khác nhau, nguyên nhân, sự

việc khiến hai bên xảy ra xung đột cũng khác nhau, chỉ có thể phân tích cụ thể từng vấn đề cụ thể. “Bác sĩ” tốt nhất vẫn là bản thân cha mẹ.

Tôi cho rằng, quan trọng là làm thế nào để né tránh xung đột chứ không phải là hóa giải xung đột. Để làm được điều này cần sự

đẻ của chân lý. Thấu hiểu nhu cầu của trẻở mỗi độ tuổi, thấu hiểu là tiền đề quan trọng nhất để hai bên có thể chuyện trò, chia sẻ với nhau mọi khúc mắc. Những hành vi “lập dị” xuất hiện trong quá trình trưởng thành của con trẻ được tôi lý giải là hành vi bình thường xuất hiện trong độ tuổi của con, vì thấu hiểu nên mới biết cảm thông, mới có sự chia sẻ, chuyện trò cởi mở. Cha mẹ không phải là sự

hóa thân của quyền uy và chân lý, mà chỉ là người bạn thân thiết nhất của con. Mối quan hệ như vậy khiến trẻ không cảm thấy mình đang bị kiểm soát, cha mẹ cũng không cảm thấy bực bội vì sự

quyền uy của mình không được tôn trọng, hai bên bình đẳng và luôn vui vẻ với nhau. Phương châm này không những phát huy tác dụng trong quá trình chúng tôi giải quyết mối quan hệ với con trẻ, mà còn rất hiệu quả đối với rất nhiều mối quan hệ khác, đặc biệt là quan hệ thân mật.

Chương 8

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)