tạo của trẻ
Con trai tôi năm nay 4 tuổi, tôi rất mong rèn cho cháu thói quen biết tiết kiệm, nhưng khi tôi nói với cháu điều này, dường như cháu không hề có khái niệm gì. Đặc biệt là thường xuyên xảy ra tình trạng tôi đã nấu xong cơm, nhưng con vẫn đòi nằng nặc mẹ đưa ra ngoài ăn tiệm. Theo chị, làm thế nào mới rèn được cho con thói quen tiết kiệm?
Thói quen cần được rèn giũa từ nhỏ
Hiện tại, trẻ em được sống trong thời đại vật chất đầy đủ,
không hề biết cảm giác quần áo rách rồi lại vá để mặc là gì, cũng không biết cảm giác phải chia sẻ chút đồ ăn ít ỏi của mình với anh chị em là gì, hơn nữa cha mẹ hoặc ông bà cũng thường ra tiệm ăn cơm. Những cái hiện tại trẻ nhìn thấy khác với những gì chúng ta thấy hồi nhỏ. Năm xưa, chúng ta hình thành nên khái niệm “tiết kiệm” là vì nhìn thấy cha mẹ chúng ta chi tiêu tằn tiện, có đồ ăn ngon thì phải ăn dè, quần áo thường mặc lại của anh chị, ngắn rồi lại cho các em, nói gì đến chuyện ra nhà hàng ăn uống. “Tiết
kiệm” không phải là một từ, mà là hành vi làm gương của cha mẹ. Con trai tôi sinh sau thập kỷ 80, khi đó đồng lương của chúng tôi cũng không cao, khoản thu nhập có hạn đều được tôi dành cho các hoạt động chi tiêu có ích cho sự trưởng thành của con, ví dụ, đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho con, mua rất nhiều sách vở, đi du lịch... Chính
vì thế, con nhìn thấy chúng tôi tiết kiệm trong chuyện mua sắm quần áo, với con, “tiết kiệm” không phải là một khái niệm, mà là thực tế mà con trải nghiệm trong cuộc sống, thói quen tiết kiệm nhờ đó mà được hình thành.
Trẻ em có thể tiếp thu tri thức, khả năng tự học của trẻ được quyết định bởi môi trường mà người lớn tạo dựng cho trẻ, bao gồm hành vi của người lớn. Làm gương là biện pháp giáo dục tốt nhất, dạy trẻ bằng lời nói sẽ đạt kết quả không cao bằng hành động.
Nếu điều kiện cho phép, ra nhà hàng ăn cơm không hẳn là một sự lãng phí, cũng có thể đưa trẻ đến trải nghiệm ở một số cửa hàng đồ ăn nhanh, sạch sẽ, vệ sinh (dĩ nhiên hiện tại vệ sinh ăn uống vẫn chưa thể khiến chúng ta hoàn toàn yên tâm, nên cẩn thận trọng khi lựa chọn). Con trẻ thích môi trường trong nhà hàng đông người, nhộn nhịp, đây là một sự kích thích của một môi trường mới mẻ, sự kích thích này rất có ích cho sự trưởng thành của trẻ.
Nếu thực sự không thể ra nhà hàng, có thể dùng biện pháp khác để “đối phó” với trẻ, ví dụ, nói với trẻ rằng: “Mình ở nhà ăn cơm rồi mẹ sẽ đưa con đến một nơi thú vị hơn”. Nơi đó phải thật sự thú vị. Người lớn đã nói là phải thực hiện. Nếu không, sau này trẻ sẽ
không tin nữa. Cha mẹ cần chú ý tạo dựng lòng tin trong trẻ, trẻ càng tin tưởng cha mẹ thì mối quan hệ giữa cha mẹ và con sẽ càng khăng khít, phương pháp giáo dục càng có hiệu quả.
Quan trọng hơn sự tiết kiệm là tính sáng tạo của trẻ
Chúng ta luôn luôn mong muốn mọi phẩm chất tốt đẹp của nhân loại tập trung ở đứa con yêu của mình. Rất nhiều bậc phụ
huynh chỉ tập trung giáo dục về tư tưởng cho trẻ, dùng suy nghĩ của người lớn để uốn nắn hành vi của trẻ nhưng lại coi nhẹ những hành vi chịu sự ảnh hưởng của các quy luật tự nhiên. Hành vi của người lớn là sự phản ánh đối với tư tưởng của họ, tuy nhiên sự lựa chọn của con trẻ thường do luồng sức mạnh trong con người trẻ chi phối. Khi rèn giũa một thói quen hoặc bồi dưỡng một khả năng nào đó cho trẻ, chúng ta khiến tác dụng của luồng sức mạnh trong con người trẻ và sự phát triển khả năng tập trung và nghị lực của trẻ sẽ bị hạn chế.
Hiện nay, ở thành phố xuất hiện rất nhiều thanh niên
“NEET”(1), bản thân họ không dám đối mặt với sự cạnh tranh áp lực trong xã hội, không dám một mình gánh vác trách nhiệm trong cuộc sống, mà “trở về thuở ấu thơ”, quay về nhà sống chung với cha mẹ. Thực ra, trong xã hội hiện đại, việc ra nhà hàng dùng cơm hay không không phải là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá con người có phẩm chất tốt hay không, giống như việc con trẻ thời nay không nhất thiết phải mặc quần áo vá mới được coi là giản dị, chất phác.
Mặc dù ở bất cứ thời đại nào tiết kiệm luôn là một đức tính tốt, nhưng do đời sống vật chất kinh tế được cải thiện, tiêu chuẩn về sự tiết kiệm cũng đã có nhiều thay đổi. Trước đây, bỏ ra chục tệ đi ăn bữa cơm ở nhà hàng đã là xa xỉ rồi, hiện tại mấy chục tệ cũng chỉ
ăn được bữa ăn nhanh. Chính vì vậy, mọi quan niệm của phụ huynh chúng ta cũng cần phải thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Gọi người mang cơm hộp đến đã trở thành lối sống của rất nhiều thanh niên, nhưng người già lại cho rằng “nấu ăn ở nhà rẻ biết bao”. Đây chính là sự xung đột trong lối sống giữa hai thế hệ khác nhau, trong tương lai, chúng ta cũng không cần thiết ép buộc con trẻ có lối sống tiết kiệm như chúng ta. Điều quan trọng hơn cả là trẻ có thể trở thành một người biết tự lực cánh sinh. Thông qua sự
phấn đấu của mình, nếu trẻ thực sự có đủ khả năng để sống một cuộc sống sung túc thậm chí xa hoa, chỉ cần trẻ không tiêu tiền như rác, không xa xỉ, lãng phí, thì có một cuộc sống vật chất phong phú, chất lượng cao là điều mà mỗi chúng ta đều mơước. Các bậc phụ huynh cũng không cần thiết phải bắt con trẻ phải kế thừa các quan niệm giá trị của chúng ta.