động của trẻ
Con trai tôi năm nay 8 tuổi, vô cùng nghịch ngợm, ở nhà thường làm vỡ đồ đạc, chơi với bạn bè cũng thường xuyên làm bạn khóc,
nhưng vây quanh con vẫn có một nhóm trẻ, cứ như là ông tướng vậy. Cách dạy con của vợ chồng tôi không giống nhau, tôi thì thiên về hòa bình, nhưng chồng tôi thì rất nghiêm khắc, đôi lúc còn dùng “vũ lực” để giải quyết vấn đề, nhưng hiệu quả rất thấp, chính vì thế chúng tôi thường hay xảy ra tranh cãi. Tôi muốn hỏi chị nên làm gì đối với những đứa trẻ tinh nghịch? Làm thế nào vợ chồng tôi mới có thể thống nhất trong cách dạy con?
Quan sát tính tình của trẻ từ góc độ gia đình
Thông thường cha mẹ dễ chấp nhận những đứa con phục tùng, lệ
thuộc hơn là những đứa trẻ hiếu động, nghịch ngợm, tò mò, thích khám phá các sự vật. Tôi cho rằng, chính ở những đứa trẻ này lại tiềm ẩn nhiều tiềm năng phát triển. Trước hết cha mẹ không nên dùng những từ đánh giá như “quỷ sứ”, “rắc rối” hay dùng bạo lực đối với những đứa trẻ như vậy, sẽ khiến trẻ càng chống đối và nổi loạn, thậm chí trẻ sẽ dùng những hành vi cố tình để đáp trả sự nỗ lực của cha mẹ. Thực ra, cái mà con trẻ chống lại không phải là cha mẹ, mà là “quyền lực” được cha mẹ sử dụng. Ở một mức độ nhất định, một số hành vi của trẻ chịu sự ảnh hưởng bởi nhân tố tính cách của cha mẹ. Nếu ngay từ khi trẻ chào đời, cha mẹ đã coi trẻ là một con người hoàn chỉnh để tôn trọng, chuyện trò rủ rỉ chứ không dùng những biện pháp thể hiện quyền lực như đánh chửi, quát mắng để ảnh hưởng tới con trẻ, hành vi của trẻ cũng sẽ ít mang khuynh hướng bạo lực và xốc nổi.
Nếu đứng trên góc độ gia đình để quan sát tính tình của đứa trẻ
chứ không chỉ nhìn nhận bản thân đứa trẻ, có thể cha mẹ sẽ có sự
đánh giá khách quan hơn. Bạn có thể để ý xem chồng bạn và những cháu trai khác trong gia đình bạn khi ở độ tuổi này thì thế nào. Có thể trong gia tộc của bạn từng có một cậu bé nghịch ngợm hơn con trai bạn, xem xem hiện tại anh ấy thế nào, tốt hay không tốt, thành đạt hay không thành đạt. Nếu tình hình của anh ấy rất ổn thì bạn hãy hỏi cha mẹ của anh ấy đã làm những gì, làm thế nào để
một đứa trẻ tinh nghịch trở về với quỹ đạo bình thường. Dĩ nhiên tiền đề là có mối quan hệ huyết thống.
Phương pháp giáo dục khác biệt có thể tạo cho trẻ nhiều cơ hội trưởng thành hơn
Còn về vấn đề phương pháp giáo dục của cha và mẹ giống nhau hay không thì tôi cho rằng không đáng ngại. Hai người có phương pháp giáo dục khác nhau, có thể bổ sung cho nhau. Nếu quan niệm giáo dục cơ bản không giống nhau cũng không sao cả, chỉ
cần hai người ủng hộ nhau, không chỉ trích nhau thì cũng sẽ không xảy ra xung đột và mâu thuẫn ở con trẻ. Mẹ nhẹ nhàng, cha nghiêm khắc, cha mẹ sẽ hỗ trợ cho nhau. Chỉ sợ người mẹ nói: “Tính cách này của con chẳng khác gì cha”, người cha thì nói: “Cha thấy con được mẹ chiều nên sinh hư, cha phải chỉnh đốn lại”. Từ sự khác biệt của cha mẹ, trước hết con trẻ sẽ thấy họ không đoàn kết, không thống nhất, con trẻ bị kẹp giữa hai luồng sức mạnh, chắc chắn trong lòng sẽ cảm thấy bất an, thắc mắc.
Cha mẹ không nên cho rằng chỉ có những đứa trẻ ở độ tuổi dậy thì mới có tình trạng xung đột, nổi loạn, “phôi thai tinh thần” của con trẻ có được là nhờ sự phát triển của “phôi thai thể xác”. Kể từ giây phút chào đời, trẻ đã có hoạt động tâm lý. Sự không thống nhất trong phương pháp nuôi dạy con của cha mẹ sẽ gây ra các vấn đề do “bất đồng ý kiến”. Vấn đề này rất nghiêm trọng, để thống nhất được ý kiến, có những cặp vợ chồng xảy ra tranh cãi và xung đột, như thế không những không thể đem lại cho trẻ sự nuôi dạy tốt hay những cái trẻ cần, mà còn khiến con trẻ cảm thấy mâu thuẫn trong lòng và không biết phải theo ai.
Ngược lại, nếu cha mẹ, mỗi người duy trì một phương pháp giáo dục, mặc dù khác biệt nhưng lại bổ sung cho nhau, thì sự giáo dục mang tính khác biệt này sẽ đem lại cho trẻ nhiều cơ hội trưởng thành hơn là cả hai người đều có phương pháp giáo dục giống nhau.
Khi con trẻ nhắc đến mẹ, người cha liền nói: “Mẹ là mẹ, mẹ dạy dỗ con thế nào cha không can thiệp, cha dạy con theo cách của riêng mình” (Tiền đề là phương pháp giáo dục này phải khoa học). Nếu con trẻ nói với mẹ về cha, người mẹ cũng sẽ nói: “Cha là đàn ông, cha dạy dỗ con theo cách của phái mạnh, con phải tiếp thu, hiện tại con còn nhỏ, lớn lên con sẽ là phái mạnh”. Lúc này đây, khác biệt
chính là một hợp lực. Quan trọng là phải xem hai vợ chồng phối hợp với nhau thế nào.
Sự trưởng thành của con trẻ là một quá trình trường kỳ và phức tạp, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến con trẻ, ở mỗi giai đoạn cũng không hẳn tất cả đều theo ý muốn của chúng ta. Hãy cho phép trẻ có một chút nổi loạn và không trọn vẹn, qua được bước này, có thể cậu “quỷ sứ” khiến bạn phải lo lắng, buồn rầu sẽ trở thành một chàng trai tốt khiến bạn tự hào.
Hãy tin vào con yêu của bạn, trong quá trình trưởng thành luôn có phép màu xảy ra!