Trẻ biết chơi mới biết học

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 142 - 145)

Con trai tôi đang học lớp 3, ham chơi, rất thông minh, thành tích học tập bình thường. Lần nào đến nghỉ hè, cha mẹ muốn đăng ký lớp học thêm cho con nhưng con không chịu. Ở phần 1 của cuốn sách này, Hạ Dương có nói: “Em là đứa trẻ lớn lên qua các trò chơi, nhưng lại ham học hơn bạn bè cùng trang lứa”. Xin hỏi làm thế nào mới có thể để con trẻ được chơi nhưng lại đảm bảo được thành tích học tập?

“Bắt con làm” và “con muốn làm”

Có một câu chuyện kể rằng:

Có một ông cụ sống ở góc quảng trường chất đầy thùng sắt phế liệu. Nhóm học sinh tiểu học nọ ngày ngày đi học, tan học đều đi qua quảng trường, mỗi lần đi qua đều đá vào các thùng sắt đó để tạo ra những tiếng ồn rất khó chịu và lấy đó làm niềm vui. Ông cụ mắc bệnh tim nên không chịu được âm thanh đó. Một ngày nọ, ông liền gặp đám trẻ và nói với chúng: “Ông rất thích nghe tiếng các cháu đá thùng, từ nay trở đi, mỗi ngày ông cho các cháu 1 đồng, các cháu cứ đá thật mạnh vào nhé”. Đám trẻ rất phấn khởi, đá càng hăng say hơn. Trong lúc chúng đá, ông cụ liền trốn đi chỗ khác. Một tuần sau, ông cụ lại gặp đám trẻ và nói: “Hiện tại ông đang gặp khó khăn về kinh tế, mỗi ngày chỉ có thể cho các cháu 5 hào thôi”. Đám học sinh mặc dù không vui lắm, nhưng vẫn tiếp tục

đá thùng vì nghĩ dù gì có tiền vẫn hơn là không có. Lại một tuần nữa trôi qua, ông cụ nói với đám trẻ: “Hiện tại ông thật sự khó khăn, không thể trả tiền đá thùng cho các cháu nữa, nhưng ông vẫn

muốn hàng ngày được nghe các cháu đá thùng”. Đám trẻ bực bội từ chối luôn. Vậy là ông lão lại được quay về với những ngày tháng yên ổn.

Ông cụ vì đã khéo léo biến động cơ đá thùng của nhóm học sinh từ việc tìm niềm vui thành hoạt động tạo ra thu nhập. Khi trẻ đã có được niềm vui thì động lực của chúng rất mạnh mẽ và kéo dài, ông không thể kiểm soát. Nhưng ông lại có thể kiểm soát tiền bạc, sau khi đám trẻ đá thùng vì muốn có tiền, chỉ cần ông không cho tiền nữa, chúng sẽ không chịu đá nữa.

Sự khác biệt của “bắt con làm” và “con muốn làm” là ở đây. Học tập cũng vậy, làm thế nào để có thể biến cái “bắt con học” của cha mẹ thành cái “con muốn học” của trẻ thì trẻ sẽ vừa được chơi, vừa đảm bảo được niềm say mê học tập.

Gìn giữ “động cơ tự nhiên” cho trẻ trong học tập, trẻ biết chơi mới biết học

Tôi đã từng nhìn thấy một cô bé chừng 5 tuổi đang xây nhà cho búp bê trong vườn hoa một cách vô cùng chăm chú, mồ hôi nhễ nhại nhưng rất hào hứng. Người mẹ lặng lẽ đứng bên cạnh cô bé. Thiết nghĩ, nếu lúc này người mẹ kêu la hoặc bắt ép cô bé thì liệu bé có chơi say sưa như thế không?

Mỗi con người bẩm sinh đã có lòng đam mê học tập mạnh mẽ. Em bé mấy tuổi hào hứng lục tủ lục bàn, vẽ linh tinh trên tường... Trẻ

đang làm gì vậy? Trẻ đang làm những việc mà trẻ có hứng thú, đó cũng là “học”. “Chơi cũng là một cách học”. Tôi cho rằng “học” không chỉ dừng lại ở việc chăm chú nghe giảng trên lớp, mà còn bao gồm mọi sự giáo dục phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ mà cha mẹ có thể cung cấp cho trẻ. Và đó cũng chính là ba câu “Đọc ngàn cuốn sách, đi ngàn dặm đường, giao lưu với ngàn người”, bao gồm những kiến thức và sự suy nghĩ mà trẻ không thể được trải nghiệm trong sách vở nhưng lại có thể học hỏi trong quá trình chơi. Như thế

có thể giữ được niềm hứng thú trong học tập cho trẻ, khiến lòng ham học và trí tò mò của trẻ không bị mai một.

Trong quan niệm giáo dục của chúng ta, chúng ta luôn muốn “uốn nắn” trẻ nghịch ngợm và hiếu động mà đâu biết rằng

trong quá trình trưởng thành, sự ngây thơ, óc sáng tạo và niềm hứng thú với học tập của trẻ đã bị mất đi vì sự “uốn nắn” này. Từ học vì có hứng thú biến thành học vì cha mẹ, vì thầy cô, thậm chí là vì thi cử. Chính những bậc phụ huynh mong muốn con mình ham học đã biến thành ông cụ thông minh trong câu chuyện nói trên: Dùng mục đích mang tính vụ lợi để thay thế động cơ tự nhiên của con trẻ. Chỉ

có điều, ông cụ trong câu chuyện trên thu được là cái mà ông mong muốn, còn kết quả mà phụ huynh có được là hoàn toàn trái với nguyện vọng.

Hứng thú là động lực không bao giờ suy kiệt của mọi vấn đề. Tính tò mò, ham hiểu biết bẩm sinh của trẻ là “động cơ tự nhiên” để

trẻ học hỏi và mày mò nghiên cứu, là luồng sức mạnh giúp trẻ nhiệt tình trong việc học. Nếu động cơ của việc học tập không bắt nguồn từ đó mà trở thành “bắt con học” thì chỉ cần thoát khỏi sự giám sát của cha mẹ và thầy cô, hoặc kỳ thi đã kết thúc, động lực học tập của trẻ cũng tụt lùi ngay. Giống như nhóm học sinh bị cắt tiền trong câu chuyện trên, không có sự “ủng hộ” từ bên ngoài, sẽ không chủ

động, nhiệt tình làm nữa.

Ham chơi vốn là bản tính của trẻ. Tôi cho rằng bạn là một người mẹ biết tôn trọng con và cũng rất hiểu con, mặc dù cũng lo lắng, nhưng vẫn có thể tôn trọng sự lựa chọn của con khi con không chịu đi học thêm, rất nhiều bà mẹ không làm được điều này. Theo tôi, khi con còn đang học tiểu học, cha mẹ không nên quá coi trọng thành tích học tập của trẻ mà cần chú ý đến cảm nhận của trẻ trong học tập, trong những lĩnh vực trẻ đặc biệt có hứng thú, định hướng cho trẻ

mở rộng vốn kiến thức, “học tập” bằng nhiều hình thức và nội dung khác nhau, trong đó có việc chơi hết mình.

Lên cấp hai, cha mẹ cần quan tâm đến việc làm thế nào để trẻ

có phương pháp học tập hiệu quả, chú ý nhiều hơn đến quá trình học tập của trẻ chứ không phải chỉ chú ý đến điểm số. Những cái

đem lại lợi ích suốt đời cho trẻ không chỉ là kiến thức trong sách vở, giáo dục tố chất có vai trò quan trọng hơn. Theo tôi, giáo dục tố chất vừa là sự tiếp nhận kiến thức, đồng thời cũng là quá trình bồi dưỡng năng lực học tập, để sau khi được trải nghiệm, thực tiễn các sự việc trong niềm vui và niềm hứng thú vô bờ, trẻ sẽ tích lũy được những tố chất giúp ích cho trẻ suốt đời: chăm chú, nghiêm túc, biết khắc phục khó khăn, kiên trì, biết vượt qua nghịch cảnh, thành thực... là những phẩm chất tốt đẹp của văn hóa nhân loại.

Chúng ta không nên chỉ dừng lại ở mục tiêu duy nhất là điểm cao, trường tốt, mà quan tâm hơn đến những phẩm chất giúp ích cho trẻ suốt đời được tích lũy sau những trò chơi. Những phẩm chất này không phải là điểm số, mà là khả năng tư duy, phán đoán, óc sáng tạo được hình thành trong quá trình trẻ học kiến thức và phát triển lành mạnh, là sự giáo dục toàn diện để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, nụ cười rạng rỡ, đầu óc trí tuệ, khả năng ứng dụng và tâm hồn cao thượng.

“Học tập là một khái niệm rộng”, “trẻ biết chơi mới biết học”. Nô đùa có thể gieo hạt giống hạnh phúc, vui tươi vào trái tim trẻ, và hạt giống đó sẽ nảy mầm, phát triển mạnh mẽ trong bốn mùa của cuộc đời trẻ.

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 142 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)