Có nên theo học lớp giáo dục sớm hay không?

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 122 - 125)

cầu trượt, rubic, mặt nạ đã từng khiến trẻ vừa la hét vừa cười rộn rã là ký ức của cha mẹ, đồng thời cũng là kho báu của trẻ. Hãy giấu tình yêu khoa học vào các đồ chơi và tặng cho con yêu của chúng ta, đây là cái mà trẻ cần, cũng là cái mà cha mẹ cần!

Có nên theo học lớp giáo dục sớm haykhông? không?

Con tôi đã 2 tuổi, con rất nghịch và hiếu động. Hàng ngày con ở nhà với cô giúp việc, trong khu tôi ở trẻ con cũng ít, không chịu ra ngoài chơi nhiều, cảm giác cháu ngày càng cáu kỉnh hơn. Tôi rất băn khoăn không biết có nên đăng ký cho con học lớp giáo dục sớm hay không? Các bậc phụ huynh khác đều rất nhiệt tình tham gia các chương trình giáo dục sớm. Xin hỏi nếu con không theo lớp này thì có bị tụt hậu không?

Con trẻ cần nhiều thông tin để được kích thích

Không chỉ các bé, kể cả là chú chó nhỏ nếu suốt ngày bị nhốt ở

nhà, không có bạn chơi, tính tính cũng ngày càng cáu bẳn hơn. Dĩ nhiên, tính tình cáu bẳn có thể cũng còn có nguyên nhân khác. Tuy nhiên, nếu hàng ngày có đủ lượng hoạt động là rất quan trọng đối với trẻ, đặc biệt là những trẻ hiếu động, nhất định phải đưa trẻ đi chơi nhiều hơn.

Nếu môi trường gia đình trẻ sống khá khép kín, bình thường cũng không có cơ hội chơi với các bạn nhỏ, điều kiện kinh tế cho phép thì cũng có thể cho trẻ tham gia vào các chương trình giáo dục sớm. Ít nhất, trong các lớp học này có rất nhiều bạn nhỏ, có cô giáo hướng dẫn trẻ chơi, trẻ sẽ cảm nhận được một xã hội nhỏ, được tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa, cũng có lợi cho sự phát triển tính cách của trẻ. Vấn đề hiện nay là rất nhiều chương trình giáo dục sớm có sự ngộ nhận về cái gọi là “phát triển trí tuệ càng sớm càng tốt”. Rất nhiều sản phẩm giáo dục sớm nhằm vào não trái, hay nói cách khác là những nội dung thuộc phạm trù nhân văn và xã hội, phát triển trí tuệ của trẻ, là cách giáo dục “dục tốc bất đạt” chứ

không phải nhằm vào não phải.

Khi trẻ còn nhỏ, giúp trẻ tiếp nhận sự kích thích của các loại thông tin, rất có ích cho sự phát triển não phải của trẻ. Đặc biệt là âm nhạc, vũ đạo, hội họa, kịch sẽ giúp trẻ phát triển các cảm giác về hình thể tự nhiên, màu sắc, chất liệu, để tâm hồn trẻ được phát triển. Tùy theo độ tuổi của trẻ mà tạo cho trẻ đủ lượng thông tin để

kích thích, nếu trẻ có năng khiếu bẩm sinh ở một lĩnh vực nào đó, đến một độ tuổi nhất định, sẽ bộc lộ ra. Không nên cố định hóa niềm say mê của trẻ, chỉ cần trẻ có hứng thú với một vấn đề gì đó thì nên khích lệ trẻ. Khi trẻ bắt đầu chuyển hướng sang vấn đề khác thì chứng tỏ sự kích thích này đã hoàn thành và lại cho phép trẻ

trải nghiệm niềm hứng thú mới. Cách “giáo dục sớm” này không mang tính vụ lợi của người lớn, không gây sức ép cho trẻ, mà là những hạt giống nhỏ gieo xuống mảnh đất sinh mệnh của trẻ, đến một thời điểm nhất định sẽ nảy mầm một cách tự nhiên. Tôi cho rằng, đây là ý nghĩa của giáo dục sớm chứ không phải sử dụng quá nhiều

kiến thức đã được “nhân tạo” để kích thích trẻ, biến trẻ thành các “ông cụ non”.

Có một câu chuyện như sau:

Một người đi đường tốt bụng nhìn thấy có một con nhộng đang quằn quại để chuẩn bị biến thành bướm, thấy thương con nhộng quá nên người đi đường này liền đến tách tổ kén giúp con nhộng. Kết quả là nhộng đã kết thúc được nỗi đau lột xác đầy khó khăn, nhưng không thể biến thành bướm được nữa.

Bất kỳ sự trưởng thành của sinh mệnh nào cũng đều có quy luật tự nhiên của nó, sự giúp đỡ không phù hợp đồng nghĩa với việc

chấm dứt quá trình trưởng thành của sinh mệnh này. Nếu không tuân theo quy luật trưởng thành tự nhiên của trẻ thì việc áp dụng các chương trình giáo dục sớm cũng sẽ biến thành một trở ngại cản trở

quá trình trưởng thành của trẻ.

Bên cạnh bạn có nguồn tài nguyên giáo dục sớm

Thực ra, hoạt động giáo dục sớm trước năm 3 tuổi, nếu lựa chọn chương trình đúng đắn cũng là rất tốt, nhưng nếu bạn không chắc chắn về chương trình này thì cũng không nhất thiết phải đăng ký cho con theo. Trong cuộc sống thường nhật cũng bao hàm rất nhiều nguồn tài nguyên giúp trẻ trưởng thành về mặt ý thức, phát triển óc thẩm mĩ, trí tưởng tượng. Khi con trai còn nhỏ, tôi

không cho cháu theo chương trình giáo dục sớm nào, tôi dành nhiều thời gian để kể chuyện cho con nghe, đưa con đi du lịch. Khi kể

chuyện tôi lựa chọn những cuốn sách có hình ảnh, màu sắc tươi sáng, một bức tranh, một dòng chữ, có bức thậm chí chỉ có một chữ, đây là cách để trẻ “nhận mặt chữ một cách tổng thể”. Du lịch cũng không nhất thiết là bỏ tiền để tham gia vào các tour du lịch, dùng xe đạp chở con, đi loanh quanh trong các ngõ hẻm trong thành phố, ra ngoại ô ngắm núi ngắm sông, quan sát sự thay đổi của bốn mùa, tranh thủ lúc trẻ trải nghiệm những vấn đề này, giảng giải cho trẻ một số kiến thức có liên quan, đây cũng là cách giáo dục sớm.

Mỗi bậc phụ huynh, mỗi gia đình đều tiềm ẩn rất nhiều hệ

thống thông tin, cha mẹ cần học được cách biến những thông tin này thành nguồn tài nguyên nuôi dạy con, tìm kiếm một phương thức gợi mở trí tuệ tốt trong chính gia đình mình, đồng thời kết hợp với các phương thức khác mà trẻ thích thú và dễ tiếp nhận, tôi cảm thấy đây cũng là một phương pháp giáo dục sớm rất kinh tế, rất thích hợp với trẻở độ tuổi lên hai.

Không theo chương trình giáo dục sớm không có nghĩa rằng con trẻ sẽ tụt hậu, nhưng nếu coi trọng hoạt động giáo dục sớm đối với trẻ, trao cho trẻ tình yêu khoa học, chắc chắn sẽ giúp trẻ học hỏi được nhiều điều có ích, đây là điều không thể phủ nhận.

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)