Con gái tôi đang học lớp 3, thành tích học tập khá tốt nhưng lại rất hiếu thắng. Thi không được 100 điểm, con về nhà là khóc, khuyên nhủ cũng không chịu nghe, mấy ngày liền tâm trạng rất buồn bực. Đứa cháu con em trai tôi thì lại hoàn toàn ngược lại, thi tốt hay thi kém đều như nhau, mẹ cháu nói: “Con xem chị con thi không đạt 100 điểm quyết không chịu lùi bước, con cứ an phận thế này thì sau này làm sao cạnh tranh được với xã hội?”, cháu chỉ cười hiền lành, không hậm hực, không ngại ngùng. Tôi cảm thấy rất mâu thuẫn, vừa thấy mừng vì con có chí tiến thủ, nhưng cũng rất lo sau này con sẽ không chịu đựng được khi gặp phải thất bại, tôi cũng thích vẻ bình thản, điềm nhiên của cháu tôi. Xin hỏi chị làm thế nào để bồi dưỡng cho con khả năng đối mặt với vấp váp trắc trở, vừa biết chấp nhận chiến thắng, vừa biết chấp nhận sự thất bại?
Hiểu rõ yếu tố tâm lý đằng sau sự hiếu thắng của trẻ
Câu hỏi của bạn khiến tôi nhớ lại một cảnh tượng mà tôi được chứng kiến trước đây: Một cậu bé 6 tuổi chơi cờ với ba, cuối cùng cậu bé đã thua, thua rất không “quân tử”, đầu tiên là trều môi rồi bật khóc, người cha liền nói một câu: “Con trai gì mà mít ướt thế, chơi tiếp chứ việc gì phải khóc?”, cậu bé đó liền hất bàn cờ lên. Cha cậu khóc dở mếu dở, còn tôi với tư cách là người làm công tác giáo dục lại có rất nhiều suy nghĩ.
Không có cuộc đời nào chỉ có thắng mà không có thua, sự thắng thua mà trẻ gặp trong học tập, trong các cuộc thi sẽ còn được lặp lại rất nhiều trong cuộc đời sau này của trẻ. Mặc dù, người có khả năng cạnh tranh chưa chắc là người có tính hiếu thắng, nhưng dù gì thì hiếu thắng là một biểu hiện của chí tiến thủ, cũng không phải là xấu. Do đó, có thể khẳng định rằng, con gái bạn là một cô bé cầu tiến trong học tập, bạn không phải đôn đốc, nhắc nhở cháu trong việc học hành, trước hết cần khẳng định chí tiến thủ và sự tự giác phấn đấu của cháu, sau đó mới dần dần điều chỉnh tâm lý hiếu thắng cho cô bé, tăng cường khả năng vượt qua vấp vấp, trắc trở
cho cô bé.
Trước đây, chúng ta thường dùng tiêu chuẩn giá trị truyền thống để đánh giá trẻ, khích lệ tính hiếu thắng của trẻ, cố gắng giành vị
trí thứ nhất, cho rằng như thế mới có tinh thần cạnh tranh, coi nhẹ yếu tố tâm lý đằng sau sự hiếu thắng của trẻ.
Dục vọng muốn thành công trong xã hội ngày càng lan rộng đã khiến ý thức cạnh tranh, sự giỏi giang, xuất sắc trở thành một trạng thái cực đoan ở một thời điểm nào đó. Thế giới người lớn đầy rẫy sự cạnh tranh, thành công cũng bị cha mẹ phản chiếu một cách vô thức trong thế giới của con trẻ. Kể cả trong những trò chơi và thú vui rất đỗi bình thường, cũng bị đưa vào ý thức cạnh tranh phân chia cấp độ, bình chọn. Sở thích và các trò chơi giải trí góp phần bồi dưỡng tâm hồn, niềm vui học tập và tinh thần khám phá đã biến thành một sức ép sinh tồn trong trạng thái cạnh tranh. Đây gần như là điều rất bình thường trong môi trường sống của chúng ta hiện nay.
Trẻ em là sản phẩm của môi trường. Về cơ bản, tính tình của một con người trước năm 3 tuổi đã được hình thành. Ở thời điểm đó trẻ là một tâm hồn có sức thẩm thấu, thẩm thấu mọi thứ của môi trường để trưởng thành. Thông thường, đằng sau sự hiếu thắng tiềm ẩn sự yếu đuối và cảm giác thiếu an toàn. Một người luôn cảm nhận được sự an toàn, nội tâm có sức mạnh mới có thể bình thản đối mặt với sự thắng thua. Chính vì vậy, muốn thay đổi cá tính hiếu
phát hiện và thay đổi cách yêu con của cha mẹ và môi trường phát triển của trẻ chứ không chỉ dựa vào những lời thuyết giáo.
Cần có sự phản ứng phù hợp trước kết quả thắng thua của trẻ
Trong mấy năm đầu mới đi học, dường như hầu hết các trẻ
đều không vui vẻ chấp nhận thất bại. Không phải chỉ một vài ngày là học được cách đối mặt với sự thắng thua với thái độ quân tử, trước hết cha mẹ cần xem xem bản thân mình có thể trở thành tấm gương tốt là người cạnh tranh quân tử hay không? Bạn có vui vẻ thấu hiểu và đón nhận con dù con thắng cuộc hay thua cuộc hay không? Sự làm gương của cha mẹ và những phản ứng phù hợp của cha mẹ đối với chuyện thắng thua của trẻ có vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu sự căng thẳng cho con trong quá trình cạnh tranh.
Khi trẻ còn nhỏ, bạn có thể thi với con qua các trò chơi. Thông qua trò chơi để trẻ nhìn thấy và hiểu được những biểu hiện nào trong quá trình thi đấu là phù hợp. Cha mẹ có thể đóng vai người thắng cuộc, cũng có thể đóng vai người thua cuộc. Nhìn thấy vẻ ấm ức hoặc thấy con khóc, bạn không nên như người cha ở trên nói: “Con trai sao mà kém thế”, mà có thể nói: “Khá đấy, lần này cha đã thắng con, nhưng cha phát hiện ra rằng con rất có tiềm năng, ván sau con sẽ có hy vọng thắng cha đấy”. Khi đóng vai người thua cuộc, bạn hãy vui vẻ bắt tay con và nói: “Chúc mừng con, đúng là con rất xuất sắc. Ta sẽ chơi một ván nữa nhé”. Thông qua những cuộc đọ
sức giao hữu như thế này, người lớn đã thể hiện thái độ làm gương cho trẻ trong việc đối mặt với sự thắng thua.
Nếu trong quá trình chơi, mỗi lần thua con lại khóc hoặc hất bàn cờ lên, cha mẹ cần từ chối chơi với trẻ, để trẻ biết rằng xã hội này không phải dành cho riêng trẻ, những phẩm chất như biết ơn, kính trọng, khoan dung sẽ giúp trẻ tôn trọng điểm mạnh và điểm yếu của mỗi con người mà trẻ đang đối mặt, bao gồm bản thân trẻ. Sự ảnh hưởng âm thầm của cha mẹ đối với trẻ khi còn nhỏ sẽ đi theo trẻ suốt cuộc đời.
Nếu trẻ có biểu hiện ấm ức, cay cú khi thua cuộc, cha mẹ không nên phủ định tâm trạng của trẻ. Không nên nói: “Thì cũng chỉ là không được 100 điểm thôi mà? Sao phải buồn như thế? Lần sau thi cho tốt là được chứ sao”. Giọng điệu đó sẽ khiến trẻ càng buồn bực hơn. Muốn giải quyết vấn đề, trước hết phải giải tỏa tâm lý, sự giải tỏa này không thể dựa vào những lời thuyết giáo, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, trước hết phải bày tỏ sự cảm thông với suy nghĩ đó, ví dụ
nói: “Mẹ rất hiểu con buồn vì bài thi không được 100 điểm, con nói cho mẹ nghe xem con nghĩ bài nào làm không được tốt?”. Như vậy, trẻ sẽ nói ra một số suy nghĩ về bài thi, trút bày nỗi lòng tức là trẻ
đã suy nghĩ lại vấn đề của mình. Người lớn không cần để ý đến những tình tiết về bài thi, mà chủ yếu thể hiện thái độ lắng nghe trẻ nói, để trẻ cảm nhận được rằng bạn rất hiểu trẻ. Đến khi tâm trạng ấm ức, buồn chán của trẻ đã được giải tỏa, người lớn cần nói với trẻ nguyên tắc thi đấu, người thua cuộc trong trận đấu không nên sầm mặt giận dữ, người thắng cuộc cũng không nên dương dương tự đắc, khoe khoang thể hiện, lúc này đây trẻ sẽ dễ tiếp thu những điều bạn nói.
Những đứa trẻ được lớn lên trong sự khen ngợi thường rất quan tâm đến sự đánh giá của người khác đối với mình, tính hiếu
thắng của trẻ cũng là biểu hiện cho thấy trẻ muốn được người khác khẳng định. Chính vì vậy, cha mẹ còn phải chú ý đến mọi hành vi, lời nói trong đời sống hàng ngày, không nên biểu dương, khen ngợi con trẻ quá lời, mà cần có những lời đánh giá phù hợp thực tế về một sự việc cụ thể. Đồng thời cần định hướng cho trẻ bước ra khỏi gia đình, chú ý nhiều hơn đến ưu điểm của người khác, giúp trẻ có được thái độ tự trọng và khiêm tốn đúng đắn, cần có sự nhận thức tỉnh táo về địa vị của mình trong tập thể, trong xã hội. Như thế, trẻ có thể nhìn nhận một cách khách quan về sự thất bại và điểm yếu của mình.
Thông qua các hành vi trong cuộc sống thường nhật để truyền tải quan niệm giá trị mà chúng ta muốn trẻ tiếp nhận, đây là sự