Đừng bắt ép trẻ trở thành “ông cụ non” hiểu phép lịch sự

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 83 - 85)

hiểu phép lịch sự

Con trai tôi năm nay 7 tuổi, hồi nhỏ rất thích nói chuyện, nhà có khách đến chơi lúc nào con cũng hớn hở thông báo, còn nói những câu rất ngây thơ trước mặt khách khiến mọi người vui vẻ. Nhưng kể từ khi đi học lớp 1, nhà có khách con không chịu chào hỏi, cũng không thích nói chuyện với ông bà ở nhà nữa. Tôi đưa con đến các buổi gặp gỡ với bạn bè, con chỉ cúi đầu nấp sau lưng tôi, chào các cô chú với vẻ rất miễn cưỡng. Tôi thực sự lo lắng, không biết có phải con mắc chứng tự kỉ hay không? Xin hỏi có cách nào để cho con trở nên sôi nổi hơn không?

Đừng bắt ép trẻ trở thành “ông cụ non” hiểu phép lịch sự

Sự trưởng thành của con trẻ là một quá trình, nhưng quá trình này không phải luôn diễn ra suôn sẻ như mong muốn của cha mẹ mà thường xuyên gặp trắc trở, thậm chí ở một thời điểm nào đó còn có vẻ như tụt lùi. Đây là điều hết sức bình thường.

Chính vì thế, cha mẹ không nên nghiêm trọng hóa vấn đề xảy ra với trẻ, cũng không cần thiết phải quá lo lắng, nhiều khi đó chỉ

là vấn đề mang tính tạm thời trong quá trình trưởng thành. Điều mà cha mẹ có thể làm là giúp trẻ không biến vấn đề mang tính tạm thời thành vấn đề bám theo trẻ suốt đời.

Trong quá trình trưởng thành, tự nhiên trẻ tỏ ra ít nói là điều rất bình thường, đặc biệt là bé trai. Cha mẹ thường kỳ vọng đứa con nói chuyện như khướu của mình vẫn sẽ mau mồm mau miệng như hồi

nhỏ, nhưng trẻ không còn là “em bé ngoan” như ngày trước nữa. Điều này có thể sẽ khiến cha mẹ cảm thấy lo lắng, thất vọng, thậm chí nhiều khi còn cảm thấy mất mặt. Tuy nhiên, đây chính là khởi điểm cho sự trưởng thành của trẻ, là biểu hiện của việc trẻ bắt đầu suy nghĩ. Chỉ là trẻ không chịu chủ động nói chuyện, không chịu để cha mẹ đóng vai là người gợi ý, bắt trẻ nói chuyện một cách bị

động. Có thể, trẻ đang muốn bắt chước người đàn ông chín chắn, thể hiện sự trầm mặc của mình chứ không còn là cậu bé nhí nhố nữa.

So với người lớn, thế giới của trẻ vẫn còn rất hữu hạn. Những điều chúng ta cảm thấy rất tự nhiên trong phương diện xã giao, lễ

nghi thì trẻ lại cảm thấy vừa không hào hứng, xa lạ. Đứa trẻ 7 tuổi không còn chỉ sống trong thế giới của riêng mình, trẻ đã có thể

phân biệt hiện thực và sự tưởng tượng, nhưng rất nhiều sự vật trong đời sống vẫn khiến trẻ cảm thấy xa lạ, chính vì thế có thể trẻ sẽ

trở nên thận trọng và ít nói hơn, khiến cha mẹ - những người vốn quen với sự hoạt bát, lanh lợi, đáng yêu của trẻ thắc mắc không biết có phải trẻ có vấn đề gì hay không. Cha mẹ cần cho phép trẻ

có quãng thời gian như vậy, không nên vì thể diện của mình mà bắt ép trẻ chào hỏi, chuyện trò với người trẻ không quen biết. Trẻ không có hứng thú với những phép tắc lễ nghi của thế giới người lớn, chỉ

cần bạn phát hiện ra rằng, trẻ vẫn nói luôn miệng với những người mà trẻ quý mến về những sự việc mà trẻ có hứng thú thì chứng tỏ

trẻ không có vấn đề gì.

Nhắc nhở, khích lệ phù hợp

Nói như vậy không có nghĩa là cha mẹ không cần đưa trẻ đến các buổi gặp gỡ xã giao, mà ngược lại, nếu trẻ không phản đối thì cố gắng đưa trẻ đi, nhưng cần tôn trọng biểu hiện của trẻ. Khi trẻ

không muốn chào hỏi, không nên đứng trước mặt người khác và nói “Cháu nhà em nhát lắm, hay e thẹn bác ạ”. Dù trẻ ngại ngùng thật, nhưng nếu bạn nói như vậy, lần sau trẻ sẽ không muốn đi cùng bạn nữa. Bạn có thể nói với bạn bè rằng: “Lần đầu cháu gặp bác, lát nữa cháu sẽ nói đủ chuyện với bác cho mà coi”. Tìm một cái cớ cho trẻ trước khi trẻ lên tiếng cũng là một sự khích lệ.

Rất nhiều bậc phụ huynh đưa con đến các buổi gặp gỡ xã giao, để trẻ đứng trước nhiều người, khiến trẻ khó xử và không thoải mái. Không nên nhắc nhở trẻ, không để trẻ trở thành tâm điểm thu hút sự

chú ý của mọi người, trẻ càng cảm thấy thoải mái, thì sự ít nói của trẻ

trước mặt mọi người sẽ giảm đi.

Khi nhà có khách hoặc khi đưa trẻ đi tham gia các buổi gặp gỡ xã giao, cha mẹ có thể nêu ra điều mình mong muốn, nói rằng hy vọng ít nhất trẻ có thể chào hỏi hoặc mỉm cười với mọi người. Nói rõ sự kỳ vọng của mình, là cách dạy trẻ hiểu phép tắc lễ nghi. Dĩ nhiên bạn còn có thể đưa ra một số biện pháp cụ thể, phạt khéo hoặc khích lệ trẻ, ví dụ nếu trẻ không chịu chào hỏi những người bạn thường xuyên gặp mặt, bạn sẽ nói: “Lần sau con không được ăn bánh ngọt mà cô A mang đến đâu đấy”. Nếu trẻ chào hỏi, tạm biệt lịch sự với mọi người, cuối tuần bạn có thể đưa trẻ đi chơi công viên nước. Nếu trẻ làm được thực sự, bạn hãy vỗ vai trẻ và nói: “Con trai, con cừ

lắm! Vừa nãy con thực sự rất giống một chàng trai đã trưởng thành, rất lịch lãm, phong độ”.

Mỗi bậc cha mẹ đều mong muốn con yêu của mình trở thành người vẹn toàn, tuy nhiên, nhân vô thập toàn, có ai là không mắc khuyết điểm trên đường đời? Hãy bình thản đối mặt và cho phép con yêu của chúng ta có những khuyết điểm trong quá trình trưởng thành, bởi nhờ có những khuyết điểm đó mà chúng ta mới có thể

trưởng thành cùng con.

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)