“Con nhà nghèo” tự ti là do cha mẹ

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 136 - 140)

Con tôi đang học lớp 7, trong lớp của cháu rất nhiều gia đình giàu có, cha mẹ có chức quyền. Gia đình tôi điều kiện kinh tế bình thường, chồng tôi ốm bệnh, đồng lương của tôi phải lo cho cả gia đình. Con cũng không đua đòi gì, thành tích học tập trong lớp cũng không tồi, nhưng mỗi lần họp phụ huynh hoặc tham gia hoạt động gì đó trong lớp, tôi cảm thấy rất áy náy với con, cũng sợ con vì thế mà nảy sinh tâm lý tự ti. Theo chị làm thế nào để giúp con tránh được tâm lý này trong trường?

Suy nghĩ của con trẻ không giống với suy nghĩ của người lớn

Tôi có thể hiểu tâm trạng của một người mẹ muốn mang lại cho con điều kiện vật chất tốt. Tuy nhiên, tôi cho rằng vấn đề này thực sự không phải là vấn đề giáo dục con, mà là vấn đề của bản thân cha mẹ.

Hiện tại xã hội tồn tại khoảng cách về giàu nghèo, có thể nói, kể

từ khi trẻ đi học mầm non, đã có ý thức giai tầng tiềm ẩn. Quần áo các bé mặc, đồ chơi các bé chơi, xe cha mẹ sử dụng, môi trường sống đều có sự khác biệt lớn. Đây đều là những vấn đề rất thực tế trong đời sống của chúng ta. Thế giới của con trẻ cũng là một xã hội thu nhỏ, ngay từ khi còn rất nhỏ trẻ đã giao lưu, so sánh, những

đứa trẻ có điều kiện gia đình không khá giả ngay từ nhỏ đã biết “nhà tớ nghèo”, những đứa trẻ có điều kiện tốt cũng rất tự hào vì “nhà tớ giàu”. Người lớn cũng nhìn thấy sự khác biệt giữa các trẻ

này, lo ngại trẻ sẽ vì nghèo mà tự ti. Thực ra, suy nghĩ của trẻ em không giống với suy nghĩ của người lớn, con mắt quan sát thế giới cũng khác với chúng ta. Trẻ sẽ so sánh với nhau, nhưng khi chơi đùa với nhau, hầu hết trẻ sẽ không quan tâm đến sự cách biệt giàu nghèo, mà quan tâm đến sự thỏa mãn về tình cảm và có chung sở

thích. Cá biệt có một số trẻ vì “giai tầng” mà nảy sinh tâm lý tự kiêu hoặc tự ti, thông thường không phải là vấn đề của trẻ, mà là vấn đề của cha mẹ, hay nói cách khác là tâm thế của cha mẹ đã được phản ánh và thể hiện ở trẻ.

“Con nhà nghèo” tự ti là do cha mẹ

Bản thân giáo dục là biện pháp để tạo ra sự bình đẳng giữa con người với con người. Nghe nói người ta phát minh ra đồng phục là để

xóa bỏ sự kỳ thị trong nhà trường, để trẻ con nhà giàu và con nhà nghèo khi đã bước vào cổng trường sẽ quên đi hoàn cảnh gia đình của mình. Mặc đồng phục vào, đứa trẻ nào cũng bình đẳng như nhau. Trẻ rất dễ có được suy nghĩ đó, nhưng vấn đề là các phụ huynh đã đưa các vấn đề bất bình đẳng, quyền lực và cửa sau theo bước chân trẻ vào cổng trường.

Đây thực sự là điều bi ai của giáo dục. Chỉ cần cha mẹ không rót ý thức bất bình đẳng này vào đầu trẻ bằng hình thức này hay hình thức khác, vẻ tự nhiên, ngây thơ giữa các trẻ sẽ thuần hóa sự khác biệt do khoảng cách giàu nghèo đem lại.

Sự tự ti ở trẻ con nhà nghèo không phải bắt nguồn từ bản thân trẻ, mà bắt nguồn từ cha mẹ. Sự tự tin của một đứa trẻ không phải được thiết lập trên cơ sở vật chất đầy đủ, nó bắt nguồn từ sự

thỏa mãn về tình yêu và tình cảm mà cha mẹ dành cho trẻ. Sự

truyền tải tinh thần trong nội bộ gia đình luôn luôn dễ dàng và phổ

biến. Nếu cha mẹ thường xuyên nhìn trẻ bằng con mắt sợ vì gia đình không giàu có mà ảnh hưởng đến trẻ, thì đứa trẻ đó sẽ bị ảnh hưởng một cách vô thức, dần dần cũng trở nên tự ti. Đây chính là sự ám thị về mặt tâm lý. Thường là những chuyện mà cha mẹ càng

quan tâm, càng lo ngại về con thì trẻ càng dễ gặp vấn đề trong phương diện đó. Cha mẹ nói với trẻ rằng: “Con ạ, mình không sợ

nghèo, chỉ cần con học tốt là được, sau này có khi các bạn ấy cũng chẳng bằng mình đâu!”, nghe thì có vẻ như đang khích lệ để con tự

tin hơn, nhưng trên thực tế là đang nhắc con về sự cách biệt giàu nghèo giữa con và các bạn bè khác trong lớp và nhấn mạnh sự cách biệt này.

Có một số việc vốn không nghiêm trọng, nhưng sự quan tâm và nhấn mạnh của người lớn đã khiến trẻ phải quan tâm, từ đó hình thành nên vấn đề.

Trẻ cần hơn cả là tình cảm sâu sắc và sự khích lệ lâu dài

Một thành phố đã từng tổ chức một cuộc điều tra xã hội trên quy mô lớn với học sinh cấp hai và tiểu học, kết quả điều tra cho thấy, trẻ gia đình giàu có và trẻ gia đình kinh tế khó khăn không có sự

khác biệt lớn trong các phương diện như thích ứng với việc học hành, khả năng làm chủ cảm xúc... Trong trường hợp hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, trẻ vẫn giữ được tâm thế tốt, khả năng làm chủ cảm xúc tốt. Chính vì thế, so với điều kiện kinh tế, tình cảm và sự

quan tâm của người thân trong gia đình đóng vai trò quan trọng hơn với sự phát triển tâm lý của học sinh cấp một và cấp hai.

Tôi có quen một người bạn xuất thân bần hàn ở nông thôn, hiện tại là một nhà nghiên cứu khoa học rất thành đạt, tinh thần vui vẻ, tính tình nhẹ nhàng, tự tin nhưng không tự phụ. Từ nhỏ đến lớn, gia đình anh ấy khó khăn đến mức người bình thường khó có thể tưởng tượng. Nhưng mẹ anh ấy là một người phụ nữ nông thôn tốt bụng, nuôi con bằng sự giản dị, chất phác, không phàn nàn, than khổ, trao cho con tình yêu thương và tiếng cười trong cảnh bần cùng. Mỗi dịp tết đến, con cái gia đình khác có quần áo mới để mặc, đồ ăn ngon để ăn, mẹ anh thì luôn giặt sạch sẽ quần áo cho các con, làm sủi cảo không có thịt rồi nói với con: “Người khác ăn thịt nhưng

mình cũng không thèm, cơm dẻo canh ngọt là ngon nhất rồi”. Anh nói: “Dường như anh chưa bao giờ thấy mẹ anh nói nhà anh nghèo, có lẽ là do một mình bà chịu hết cái nghèo đó rồi biến thành tiếng cười và tình yêu thương dành cho anh em anh”.

Nhưng cũng có một cô gái khác gia cảnh khá, cha là cán bộ chức vụ

khá cao trong quân đội, mẹ là kỹ sư trưởng ở một doanh nghiệp nhà nước lớn, trước năm 3 tuổi sống với ông bà nội, sau khi đi học về sống với cha mẹ. Trong quá trình trưởng thành luôn bị cha mẹ giáo huấn, chê trách, lớn lên khả năng đối mặt với vấp váp, khó khăn rất kém, nhút nhát, không tự tin, gặp trở ngại lớn về mặt tâm lý.

Có thể thấy, điều quý giá nhất mà cha mẹ dành cho con trẻ

không phải là điều kiện vật chất xa xỉ mà là tình thân sâu sắc và sự

khích lệ, ủng hộ lâu dài.

Mỗi bậc phụ huynh đều mong muốn đem lại những điều tốt nhất cho đứa con yêu của mình, tuy nhiên, trong những điều tốt nhất này, sự đảm bảo về nhu cầu vật chất là không thể thiếu, nhưng trẻ chỉ cần có các nhu yếu phẩm phục vụ cho sinh hoạt là đủ. Trẻ không có những đòi hỏi xa hoa như người lớn, cái mà trẻ cần nhất mãi mãi là sự thỏa mãn về mặt tình cảm, là tình yêu thấu hiểu và sự ủng hộ của cha mẹ. Ở những gia đình giàu có, những yếu tố này chưa chắc đã có đủ, ở gia đình nghèo chưa chắc đã thiếu, chúng không thể mua được bằng tiền bạc. Sự tự tin, lạc quan, chí tiến thủ của trẻ được sinh ra trên những nền tảng này.

Chương 10

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 136 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)