Con trẻ là vị khách hỏi đường, nên cần kiên nhẫn và khéo léo

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 58 - 61)

nhẫn và khéo léo

Cậu con trai lên 3 của tôi dường như tò mò với tất cả mọi thứ, lúc nào cũng hỏi “Tại sao, tại sao”, có rất nhiều câu hỏi thậm chí

không thể trả lời. Khó khăn lắm mới tìm ra được một câu trả lời thích hợp cho con thì con luôn tiếp thêm một câu “Tại sao”, khiến tôi chỉ muốn phát điên. Tôi biết con đang ở trong độ tuổi tò mò và muốn tìm hiểu về thế giới, chính vì thế tôi cũng luôn cố gắng trả lời mọi câu hỏi con đưa ra, nhưng hàng ngày con hỏi liên tục hết câu này đến câu khác khiến tôi cũng cảm thấy khó chịu. Xin hỏi tôi nên làm gì với con ạ?

Con trẻ là vị khách hỏi đường, nên cần kiên nhẫn và khéo léo

Trẻ vô cùng tò mò trước thế giới lạ lẫm này, những lời thắc mắc kỳ quái là một phương thức để trẻ khám phá thế giới. Với cha mẹ và con trẻ, quá trình này đều rất quý giá. Cùng với sự trưởng thành của trẻ, những câu hỏi này sẽ dần dần biến mất.

Cho đến bây giờ nhớ lại những câu hỏi của con trai hồi nhỏ, cảm giác hạnh phúc chỉ người mẹ mới có vẫn còn vương vấn trong tôi.

“Mẹơi, tại sao con mèo không đi giày hả mẹ?”, “Mẹơi, tại sao con chó không đi học mẫu giáo ạ?”, “Mẹơi, tại sao hoa lại không có chân tay?” “Mẹơi, tại sao xe hơi lại có bánh ạ?”, “Mẹơi, ai đã đào hai cái lỗ trên mũi của mình ạ?”, “Mẹ ơi, tại sao cá không đi được trên đất?”, “Mẹ ơi, tại sao cha lại có râu ạ?”. Ngày ấy tôi cũng phải hết sức kiên nhẫn mới không bực mình trước những câu hỏi này của con!

Con trẻ là vị khách hỏi đường. Đối với trẻ con, đặt câu hỏi là một việc hết sức bình thường. Môi trường sống cũng như các dòng

thông tin đều do người lớn kiểm soát. Trẻ vừa chào đời, thậm chí khi còn đang ở trong bụng mẹ, chúng ta đã chuyện trò với trẻ. Nhưng những cái mà trẻ nghe thấy, tiếp xúc đều rất xa lạ, tính tò mò từ

đó mà nảy sinh. Trong tâm lý học, thường gọi giai đoạn con trẻ thích đặt câu hỏi là “thời kỳ thắc mắc”. Ở giai đoạn này, nếu cha mẹ có thể dựa vào mức độ phát triển và khả năng lý giải của trẻ để trả lời các câu hỏi mà trẻ đưa ra, đồng thời phát hiện được dụng ý thực sự của các câu hỏi thì trả lời câu hỏi sẽ biến thành một cơ hội rất tốt để

cha mẹ giáo dục trẻ, truyền thụ kiến thức cho trẻ. Vì khi hỏi “Tại sao?”, trong lòng trẻ có sự ham hiểu biết mãnh liệt, động lực học hỏi bên trong dồi dào, việc tiếp nhận các thông tin cũng sẽ tốt hơn.

Thông thường trẻ từ 2 đến 3 tuổi sẽ chỉ vào các sự vật xung quanh và hỏi tên chúng, ví dụ “Đây là cái gì”, “Kia là cái gì”, đây được gọi là “thời kỳ thắc mắc đầu tiên”. Còn trẻ từ 4 đến 5 thường dùng câu hỏi “Thế nào?”, “Tại sao?” để hỏi những câu hỏi sâu hơn, đây được gọi là “thời kỳ thắc mắc thứ hai”.

Nguyên tắc và kỹ xảo trả lời câu hỏi của trẻ

Mặc dù các câu hỏi của trẻ hết sức kỳ quái, nhưng động cơ để trẻ

đưa ra lời thắc mắc chủ yếu gồm sáu yếu tố sau: Một là, xuất phát từ sự quan tâm tới một sự vật nào đó; hai là, mong muốn tạo dựng chủ đề cho người lớn; ba là, xuất phát từ sự tò mò của mình; bốn là, xuất phát từ niềm vui của việc học ngôn ngữ; năm là, muốn thông qua các câu hỏi để thu hút sự chú ý của người lớn; sáu là, do trong lòng có điều gì ấm ức muốn chống đối. Các câu hỏi mà con trẻ đưa ra thường liên quan đến các sự vật sau: Các loài sinh

vật, các loại dụng cụ cơ khí, sự biến đổi của thiên nhiên, cuộc sống gia đình, thiên thể khí tượng...

Cha mẹ không nên sử dụng những ngôn từ non nớt để trả lời con trẻ mà cần dùng ngôn ngữ quy phạm để dạy trẻ tên gọi của các đồ vật và sự vật. Cha mẹ trả lời thắc mắc của trẻ sẽ giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ và tính hiếu kỳ. Trẻ không hiểu cũng vẫn cần làm như vậy, vì trẻ học nói thông qua mô phỏng và lắng nghe.

Không nên cho rằng câu hỏi của con trẻ rất ấu trĩ nên chỉ cần trả lời đại khái cho xong, cũng không nên vội vàng truyền thụ cho trẻ

quá nhiều kiến thức, nhất là những kiến thức trẻ chưa thể hiểu được. Câu trả lời của cha mẹ cần phù hợp với sự phát triển trí tuệ của trẻ, dùng những từ ngữ trẻ có thể hiểu được để giải đáp, không nên quá phức tạp, nếu không sẽảnh hưởng đến sự hào hứng trong việc đặt câu hỏi của trẻ.

Khi giải đáp thắc mắc, không nên nói những kiến thức mà cha mẹ không chắc chắn hoặc không hiểu. Cố gắng trả lời ngay

những câu hỏi của trẻ, nếu chưa trả lời được ngay, cần thẳng thắn thừa nhận với trẻ rằng: “Vấn đề này mẹ cũng không hiểu”, sau đó cùng trẻ đọc sách, tra cứu. Trẻ nhỏ không hiểu cũng không sao, được cùng cha mẹ trải nghiệm cảm giác giở sách, nhìn vẻ chăm chú của cha mẹ trong quá trình tra cứu, trẻ sẽ học được cách tìm hiểu kiến thức và cảm nhận được niềm vui từ hoạt động này.

Tranh thủ bản tính tò mò và ham hiểu biết của trẻ để dạy trẻ

phương pháp quan sát sự vật, đồng thời cố gắng dùng các kiến thức đúng đắn để giải thích mọi thắc mắc của trẻ, đặc biệt là khi trẻ hỏi đến vấn đề nhạy cảm liên quan đến giới tính, không nên bịa ra một câu trả lời để đối phó cho xong chuyện.

Thử thảo luận vấn đề với trẻ, có thể không nói cho trẻ biết ngay đáp án, để tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập của trẻ. Đồng thời cần dựa vào niềm hứng thú của trẻ, dạy cho trẻ biết một số cách để tìm kiếm câu trả lời cho thắc mắc của mình, rèn luyện khả năng khám phá và mở rộng phạm vi quan tâm cho trẻ.

Dĩ nhiên, thông thường ngay từ đầu trẻ đã đưa ra rất nhiều câu hỏi, đặc biệt là khi trẻ muốn thu hút sự chú ý của người lớn, muốn chọc tức cha mẹ, muốn né tránh hoàn cảnh nào đó. Nếu là để né tránh những việc mà người lớn yêu cầu trẻ làm, trẻ sẽ hỏi luôn miệng rằng “Tại sao con phải đi ngủ giờ này ạ?”, “Tại sao con không được động vào cái đó?” lời yêu cầu của bạn cần đơn giản, rõ ràng, rằng: “Con phải lên giường đi ngủ vì đã đến giờ đi ngủ”. Nếu trẻ liên tục dùng câu hỏi “Tại sao?” để quấy nhiễu, thu hút sự chú ý mẹ thì bạn cứ lẳng lặng làm việc của mình mà không thèm đếm xỉa đến trẻ, không cần dỗ dành, cũng không bật cười mà nhắc lại yêu cầu ban đầu và cũng cần chuẩn bị trước về mặt tinh thần không nổi cáu với trẻ. Bạn cũng có thể giới hạn thời gian trẻ được đặt câu hỏi. Ví dụ, nói với trẻ rằng: “Con còn năm phút nữa. Trong năm phút này hỏi gì cũng được, năm phút sau mẹ cần được nghỉ ngơi. Chuẩn bị nhé, bắt đầu...”.

Một ngày nào đó con trẻ sẽ lớn khôn, những câu hỏi “Tại sao?” chắc chắn sẽ theo sự trưởng thành của con và trở thành chìa khóa để con mở cánh cửa thế giới mới. Và nó cũng trở thành ký ức ấm áp của các bậc cha mẹ...

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)