Con gái tôi mới gần 2 tuổi, ở nhà con có rất nhiều đồ chơi, một số do bạn bè, người thân tặng, một số do ông bà mua cho, nhưng cứ đến cửa hàng đồ chơi là con lại đòi mua thêm. Tôi rất muốn biết nên chọn đồ chơi như thế nào cho con? Đồ chơi có tầm quan trọng gì trong cuộc sống của trẻ?
Cha mẹ là “đồ chơi” tốt nhất của con
Trẻ em thời nay thật hạnh phúc, có đủ mọi loại đồ chơi song hành với thuở ấu thơ. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần hiểu rằng, so với mọi loại đồ chơi, món “đồ chơi” khiến trẻ thích và say mê nhất vẫn là cha mẹ, bạn chính là “đồ chơi” tốt nhất của con!
Trẻ cần thời gian được chơi riêng với cha mẹ và không bị yếu tố nào chi phối. Chỉ có cha mẹ mới có thể chuyện trò, bày tỏ những tình cảm đặc biệt với trẻ, trẻ rất cần những cảm giác an toàn từ cha mẹ, cần xây dựng mối quan hệ thân mật suốt đời với cha mẹ! Đây chính là những điều mà ngay cả các món đồ chơi trẻ em rực rỡ sắc màu, tạo hình ngộ nghĩnh nhất cũng không thể thay thế.
Nói như vậy không có nghĩa là phủ định tầm quan trọng của đồ chơi trong thuở ấu thơ của trẻ. Chỉ muốn nói rằng với tiền đề cha mẹ có đủ thời gian ở bên trẻ, sau đó mới nói đến ý nghĩa của đồ chơi đối với con trẻ và phương pháp lựa chọn đồ chơi của cha mẹ.
Đồ chơi không phải là “bạn chơi” để trẻ giết thời gian
Hơn 20 năm về trước, khi con trai tôi còn nhỏ, thị trường đồ chơi không phong phú, đa dạng như hiện nay. Trong điều kiện kinh tế có hạn, tôi đã thỏa mãn tới mức tối đa sự hiếu kỳ của con đối với đồ chơi, ngoài ra, tôi cũng lợi dụng đồ chơi để kích thích trí não con phát triển thông qua rất nhiều hoạt động, có thể nói là vô cùng hữu ích. Hiện tại trẻ em thành phố không có cơ hội được nghịch đất sét, đào tổ kiến, trèo cây, chơi xích đu..., đồ chơi đều là các vật thể
cụ thể mô phỏng hình ảnh thực tế, có thể thỏa mãn nguyện vọng thao tác, đùa nghịch của trẻ, rèn luyện sự khéo léo và khả năng động não cho trẻ. Khoa học hiện đại khiến cách chơi đồ chơi cũng đa dạng hơn, tạo hình, âm thanh, màu sắc đều có thể thu hút sự chú ý, niềm say mê của trẻ, kích thích lòng ham muốn chơi trò chơi của trẻ. Chính vì thế, không nên cho rằng, đối với trẻ, đồ chơi là “bạn chơi” để trẻ giết thời gian. “Công việc hàng ngày” của trẻ chính là chơi đùa, đồ chơi không chỉ đem lại cho trẻ tuổi thơ với muôn vàn trải nghiệm và niềm vui vô tận, mà còn có rất nhiều vai trò gợi mở
tiềm ẩn.
Trẻ ở độ tuổi khác nhau có nhu cầu khác nhau về đồ chơi
Trẻ từ 0 đến 1 tuổi cần kích thích các giác quan. Xúc giác, thị
giác, thính giác... đều là các giác quan khá nhạy cảm, có thể lựa chọn một số đồ chơi lúc lắc, có âm thanh. Trên xe đẩy của trẻ treo một số đồ chơi quay tròn, đồ chơi chuyển động sẽ thu hút sự chú ý của trẻ, kích thích thị giác và thính giác của bé. Mẹ còn có thể thông qua âm thanh phát ra từ đồ chơi, xoay lắc đồ chơi để khích lệ trẻ lẫy, lật, bò, đứng, thậm chí là bước đi.
Từ 1 đến 2 tuổi, trẻ bắt đầu tập đi. Bạn có thể bổ sung thêm một số đồ chơi kéo đẩy, bóng, đáp ứng nguyện vọng được bám, leo,
ném, nhảy của trẻ, giúp trẻ giữ được cân bằng trong mỗi bước đi. Hình dạng và màu sắc của đồ chơi gỗ xếp hình có thể bước đầu gợi mở, phát triển trí tuệ cho trẻ, bạn cũng có thể cho trẻ chơi, nhưng chất liệu phải an toàn, không gây tổn thương cho trẻ. Tôi không kiến nghị cho trẻ ở độ tuổi này tiếp xúc với quá nhiều đồ chơi có tiếng nói, từ ngữ hoặc những bài hát thiếu nhi có giai điệu đơn giản. Vì đây là giai đoạn quan trọng để trẻ học ngôn ngữ thông qua môi trường, người thầy dạy ngôn ngữ vỡ lòng tốt nhất là sự giao lưu giữa cha mẹ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh, để trẻ
từng bước hình thành khả năng biểu đạt ngôn ngữ trong sự mô phỏng. Từ 2 đến 4 tuổi là thời kỳ khả năng lý giải ngôn ngữ của trẻ phát triển thêm một bước, ở thời điểm này, bạn có thể mua cho trẻ một số đồ chơi về từ vựng có tạo hình đơn giản, màu sắc tươi sáng, hình
ảnh lớn, để trẻ từng bước làm quen với môi trường chữ viết. Kiểu dáng, tạo hình đồ chơi của trẻở độ tuổi này có thể đa dạng, để trẻ
được sờ nắm, tiếp xúc, được cảm nhận các cảm giác khác nhau, tăng cường sự phát triển toàn diện cho não bộ. Ngoài ra, những đồ chơi lắc lư như ngựa gỗ, xích đu... vừa có thể rèn luyện khả năng cân bằng, khả năng phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan trên cơ thể
cho trẻ, đồng thời cũng đem lại cho trẻ những khoảnh khắc thú vị, luôn luôn là những món đồ chơi mà trẻ thích nhất.
Từ 4 đến 6 tuổi, trẻ đã hình thành được ý thức phán đoán và tính cách của riêng mình, rất nhiều trẻở giai đoạn này thích chơi đồ
hàng, thường là các bé gái kéo các bé trai vào chơi cùng. Thú bông, búp bê Barbie... thường được trẻ nhân hóa, coi là “con”, còn trẻ thì đóng vai “cha”, “người lớn”. Cung cấp cho trẻ những đồ chơi để đáp
ứng nhu cầu trên phương diện này của trẻ, sẽ bồi dưỡng cho trẻ khả
năng tự lập và giao tiếp, thúc đẩy chỉ số EQ của trẻ phát triển. Trẻ từ 6 tuổi trở lên, tính cách cơ bản đã định hình, trẻ bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài gia đình, bạn bè, thầy cô sẽ trở
thành một phần quan trọng trong cuộc đời trẻ, cha mẹ cần chú ý phát triển các niềm say mê cho trẻ, cố gắng lựa chọn nhiều đồ chơi cho trẻ. Các đồ chơi về hội họa, âm nhạc, phát triển trí tuệ, đồ chơi ngoài trời đều có thể thỏa mãn trí tò mò và giúp mở mang tầm nhìn cho trẻ. Các loại đồ chơi như cầu trượt, leo cầu thang, đùa nghịch trên cát... đều có thể rèn luyện thể chất, tâm lý cho trẻ, tăng cường khả năng cân bằng, giao tiếp cho trẻ.
Trưởng thành là một quá trình. Đối với con trẻ, những con người và sự vật đã từng đồng hành với trẻ đều sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời trẻ. Mái tóc mềm mại của mẹ, bàn tay ấm áp của