Rèn cho trẻ thói quen ngủ riêng

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 73 - 76)

Con trai tôi năm nay 6 tuổi, từ nhỏ chỉ ngủ với mẹ. Vì cha cháu đi công tác nhiều nên từ nhỏ cháu rất bám mẹ. Cha về nhà con cũng không chịu ngủ một mình mà bắt cha ngủ riêng. Tôi cho cháu ngủ riêng nhưng cháu luôn tìm ra lý do để quay trở lại giường cha mẹ. Tại sao có những đứa trẻ có thể ngủ riêng một cách dễ dàng trong khi con trai tôi lại khó khăn như vậy? Xin hỏi có cách nào để giải quyết vấn đề này không?

Quan tâm đến sự “tách biệt tâm lý” giữa trẻ và người mẹ

Thông thường lên 5 tuổi là thời kỳ tách biệt tâm lý giữa trẻ và mẹ. Trẻ yêu mẹ nhưng đã không còn bám riết, niềm hứng thú của trẻ từ

vòng tay của mẹ dần dần từ gia đình chuyển sang xã hội, trường mầm non, và cũng bắt đầu thích chơi đùa với cha. Vì mẹ thường xuyên quan tâm đến trẻ, có thể do mẹ đặt ra quá nhiều quy tắc, thường xuyên càm ràm, càu nhàu, trong khi sự thoải mái, ít nói của người cha lại cho trẻ một không gian tự do rộng hơn.

Có thể là do khi tầm 2 tuổi, con trai bạn chưa phân tách khỏi mối quan hệ gần gũi với mẹ, đồng thời do cha cháu thường xuyên vắng nhà, mối quan hệ thân mật với cha cũng không được gây dựng. Thông thường, khi trẻ 2 tuổi, người cha sẽ trở thành người có vai trò quan trọng đối với trẻ. Trước năm 2 tuổi, trẻ có một sự

quyến luyến tự nhiên đối với mẹ, đây là điều hết sức bình thường. Nếu để trẻ tự lập quá sớm, có thể sẽ khiến trẻ thiếu cảm giác an toàn. Tầm 2 tuổi trở đi đã có thể để trẻ tự ngủ riêng, để trẻ

không còn quá quyến luyến, bám riết mẹ. Tuy nhiên, từ lúc chào đời con trai bạn đã ngủ với mẹ, việc ngủ riêng khiến trẻ cảm thấy bất an, bực bội khi phải xa mẹ. Chính vì thế, trước khi giải quyết vấn đề ngủ riêng của trẻ, cần phải quan tâm đến những cảm xúc

này ở trẻ. Đầu tiên phải giải quyết tâm trạng, sau đó mới giải quyết vấn đề.

Đã đến thời điểm tách khỏi mẹ nhưng trẻ không thể tách, trẻ sẽ

không phát triển được nhiều mối quan hệ, như mối quan hệ thân mật với cha, thậm chí ngại tiếp xúc, chơi đùa với các bạn nhỏ khác.

Tôi đã từng chứng kiến có người mẹ nói về cậu con trai 9 tuổi rằng: “Chị xem con người ta nô đùa vui vẻ, con em cứ bám riết lấy mẹ”. Người mẹ đó nói trước mặt con như vậy, sẽ khiến đứa trẻ lại càng “bám riết” mẹ hơn; hơn nữa từ vẻ mặt và lời nói của chị, tôi cảm nhận được rõ sự lo lắng của chị, cảm thấy chị rất không yên tâm về đứa con của mình. Người mẹ đó không ý thức được rằng, rất có thể sự “bám riết” mẹ của con trai chị liên quan đến cách dạy con của chị. Tôi cảm thấy người mẹ đó quan tâm quá nhiều đến con, cho dù nói chuyện với ai, chỉ cần có con ở bên, ánh mắt chị luôn nhìn đứa trẻ, coi đứa trẻ 9 tuổi như em bé 1 tuổi, miệng thì không ngừng thuyết giáo...

Thực tế là đứa trẻ này bị “tình yêu” của người mẹ kiểm soát, nhìn thì có vẻ như con trẻ rất cần được gần gũi với người mẹ, nhưng thực ra lại là bản thân người mẹ mong muốn được gần gũi với con. Nếu người mẹ không buông hẳn tay ra, đứa trẻ sẽ rất khó tách biệt khỏi mối quan hệ gần gũi với mẹ, rất khó có sự tự lập thực sự về tâm lý và hành vi, như không dám ngủ một mình, ngã trong những hoàn cảnh không đáng phải ngã, không thể chơi một mình với các bạn, không chơi được một mình với cha...

Tôi phát hiện ra rằng, những bậc cha mẹ khi con còn nhỏ không quan tâm nhiều đến con, cảm thấy mình có lỗi với con thì lại càng khó buông tay ở thời điểm con cần phải tự lập. Thực tế cho thấy, sự quan tâm và giúp đỡ quá đà sẽ làm trì hoãn sự tách biệt bình thường giữa con cái và cha mẹ. Rất nhiều đứa trẻ khi không thể tự

lập, cha mẹ chỉ tìm nguyên nhân ở trẻ, rồi tìm ra mọi cách để giáo dục trẻ. Thực ra cha mẹ phải hiểu rằng “một bàn tay không thể vỗ

thành tiếng”, cha mẹ tách dần trẻ ra, khỏi mối quan hệ thân mật đối với mình, tự nhiên trẻ sẽ phát triển được khả năng tự lập và khả

năng giao tiếp với người khác. Vì trẻ có khả năng tự học rất tốt, ́

khả năng này được quyết định bởi môi trường, còn cha mẹ chính là người tạo dựng trực tiếp môi trường trưởng thành cho trẻ.

Thử mấy biện pháp nhỏ

Còn về vấn đề làm thế nào để trẻ chịu ngủ riêng, mỗi đứa trẻ

một hoàn cảnh khác nhau, điều quan trọng là mẹ cần dựa vào tình hình của con mình để điều chỉnh biện pháp cho phù hợp. Không nên cho rằng, trẻ đã 6 tuổi thì phải thế nọ thế kia, nếu từ nhỏ trẻ chưa từng có trải nghiệm tự lập, thì việc rèn giũa đối với trẻ cũng chỉ có thể bắt đầu từ trạng thái của một đứa trẻ, bắt đầu từ đầu, để trẻ

dần dần hình thành được thói quen trong sự trải nghiệm. Chỉ có điều việc rèn giũa “đứa trẻ lớn” sẽ khó khăn hơn so với “đứa trẻ nhỏ”, đòi hỏi cha mẹ phải động não nhiều hơn.

Thông thường có thể bắt đầu tập cho trẻ ngủ riêng từ khi 2 tuổi. Việc tập này không đơn thuần là tập ngủ riêng mà quan trọng hơn vẫn là rèn luyện khả năng tự lập trong cuộc sống hàng ngày. Nếu ban ngày trẻ khắc phục được nỗi sợ hãi của việc tự lập thì tối đến trẻ sẽ không cảm thấy quá sợ dù không ngủ với mẹ, như thế cũng dễ

tập cho trẻ ngủ riêng hơn.

Khi đang ngủ một mình mà trẻ tỉnh giấc gọi mẹ, tốt nhất mẹ

nên đến bên giường trẻ ngay để vỗ về trẻ, để trẻ biết rằng bạn ở

ngay bên trẻ, bạn không cách trẻ quá xa. Trước khi đi ngủ không nên để trẻ có những hoạt động quá mạnh, không nên kể chuyện ma hay những câu chuyện có tình tiết đáng sợ, nếu không thần kinh trẻ sẽ

rơi vào trạng thái hưng phấn, căng thẳng, khó ngủ. Ngoài ra, còn có thể đặt bên gối trẻ đồ vật mà trẻ thích nhất (gối ôm, gấu

bông...), để trẻ không cảm thấy lẻ loi.

Nếu điều kiện cho phép, có thể lắp một đèn ngủ có ánh sáng dịu mắt trong phòng ngủ của trẻ, để trẻ không cảm thấy sợ hãi khi nửa đêm tỉnh giấc mà không nhìn thấy các sự vật xung quanh. Hai tiếng đồng hồ trước khi trẻ đi ngủ tốt nhất không nên để trẻ

uống quá nhiều nước, tạo cho trẻ thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ, tránh nửa đêm sợ đi vệ sinh, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Lần đầu tiên trẻ tự ngủ riêng, mẹ cần khen ngợi, biểu dương trẻ, để trẻ cảm thấy ngủ một mình là điều rất đáng tự hào, dần dần, trẻ sẽ thấy ngủ riêng là điều rất bình thường.

Hãy trút bỏ cảm giác lo lắng, hãy buông tay ra, bạn sẽ thấy cô bé, cậu bé vốn khiến chúng ta luôn phải trăn trở mới chỉ chập chững biết đi kia đã có khả năng tự lập và óc sáng tạo rất lớn. Trẻ

sáng tạo ra thế giới mới, chúng ta đứng sau lưng trẻ với niềm tự hào và chúc phúc cho hành trình đi xa của trẻ...

Một phần của tài liệu Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 2 (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)