trẻ khả năng đối mặt với khó khăn
Con trai tôi năm nay 9 tuổi, cháu rất thông minh nhưng nhạy cảm quá. Con làm sai việc gì, người lớn không dám phê bình, tôi chưa nói được nửa câu con đã hoặc là khóc, hoặc phản ứng kịch liệt bằng cách thanh minh. Ngoài ra khả năng đối mặt với vấp váp, khó khăn của con cũng rất kém, chỉ cần gặp chút thất bại là ủ dột, chán nản. Tôi muốn hỏi chị làm thế nào để rèn luyện cho con khả năng đối mặt với khó khăn?
Quá trình quyết định kết quả
Có một câu chuyện như sau:
Một đôi vợ chồng tuổi đã khá cao mới sinh được cậu con trai. Cậu bé này từ nhỏ đã được sống trong sự nâng niu của cha mẹ và ông bà nội, rất ngoan, rất nghe lời, nhưng rất yếu đuối. Hồi nhỏ cậu làm sai việc gì, cha mẹ đều không dám nặng lời. Lớn lên đi làm, chàng trai này cũng nhút nhát, yếu đuối, chỉ sợ làm sai bị lãnh đạo phê bình, việc gì cũng đợi lãnh đạo phân công, không dám chủ động thử nghiệm. Kết quả sau một lần sai sót trong công việc, vì không có đủ can đảm bù đắp khuyết điểm do mình gây ra đã xin nghỉ việc ở nhà, không muốn đi xin việc nữa. Cuối cùng, vợ anh ta đã xin ly hôn và nhận nuôi con, còn anh ta thì suốt ngày ở nhà thở ngắn than dài, thậm chí còn khóc, trong khi vẫn là thanh niên trai tráng 30 tuổi.
Nhìn con trẻ từ một sinh linh bé bỏng trở thành một người lớn có đủ khả năng chịu trách nhiệm trước mọi việc mình làm là niềm vui lớn lao của cha mẹ. Tuy nhiên, trưởng thành là quá trình không thể
đảo ngược của trẻ, mà quá trình quyết định kết quả. Để lỡ cơ hội vàng giáo dục trẻ, khi đứng trước nỗi đau của con, cha mẹ cũng chỉ có thể bất lực thở dài.
Cha mẹ cần phải biết rằng, vấp váp và trắc trở là bài học con buộc phải trải qua. Trên con đường đời của trẻ, mọi thứ không thể
đều thuận buồm xuôi gió, sự thành công của cuộc đời thường đi liền với những khó khăn gian nan, vấp váp trắc trở. Dưới sự dẫn dắt của cha mẹ, có thể đứa con yêu của chúng ta sẽ vượt qua một ngọn núi cao, giữa đường phố nhộn nhịp con có thể qua đường bình an vô sự, có thể sau khi gây họa, chúng ta sẽ xin lỗi và bù đắp cho con... Nhưng chúng ta không thể dắt con đi suốt cuộc đời, con buộc phải tự mình gánh chịu thất bại và đối mặt với khó khăn có thể gặp bất cứ lúc nào. Trẻ còn phải hiểu được rằng, một lần thất bại lại phải đứng dậy và bước tiếp, thậm chí còn phải biết rằng, lúc nào cần tiếp tục cố gắng, lúc nào có thể từ bỏ và bắt đầu lại từ đầu. Để có được vốn trí tuệ này, trẻ rất cần sự giáo dục về bài học
Tìm ra căn nguyên
Hành vi, lời nói, cá tính của trẻ là một tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Trẻ là một trang giấy trắng, chúng ta là người vẽ nét màu đầu tiên vào cuộc đời trẻ. Chính vì vậy, đối với vấn đề xuất hiện
ở trẻ, trước hết các bậc phụ huynh cần kiểm điểm lại phương pháp nuôi dạy của mình, tiếp theo là tìm ra biện pháp giải quyết.
Hãy giúp trẻ từ những việc nhỏ nhất.
Tại sao khi làm sai việc gì, bị người khác chỉ trích thì trẻ lại khóc? Tại sao lại vội vã thanh minh? Do trẻ cảm thấy sợ hãi hay lòng tự
trọng quá cao? Đâu là nguyên nhân khiến các vấn đề này xuất hiện? Cha mẹ chúng ta thường chỉ để ý đến vấn đề xuất hiện ở trẻ
mà coi nhẹ bản chất đằng sau vấn đề.
Dễ nản lòng, hay khóc, đây là sức ép tâm lý mà trẻ cảm nhận được khi không thực hiện được mục tiêu đã định. Khi trẻ xuất hiện vấn đề này, trước hết phải tìm ra căn nguyên.
Bạn thử nghĩ xem, có phải do bình thường bạn chăm sóc trẻ quá kỹ
lưỡng hoặc quá khiêm khắc với trẻ hay không? Nếu chăm sóc quá kỹ lưỡng, trẻ sẽ trở thành bông hoa trong nhà kính, không chịu được phong ba bão táp; nếu quá nghiêm khắc, sẽ khiến trẻ luôn ở trong trạng thái căng thẳng, sợ hãi, đề phòng, phản ứng bản năng của trẻ là nhạy cảm, thanh minh. Do trẻ quá mệt mỏi? Khi ở trạng thái quá mệt mỏi, con người dễ cảm thấy sự việc khó giải quyết, mất kiểm soát suy nghĩ. Do gánh nặng của trẻ quá lớn? Sức ép quá lớn khiến trẻ
chán nản. Sức ép của trẻ đến từ bên ngoài hay bên trong? Cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào trẻ, thầy cô yêu cầu quá cao với trẻ, hoặc bản thân trẻ không hiểu rằng có thể nhờ đến sự giúp đỡ của người khác, có khuynh hướng theo đuổi chủ nghĩa hoàn mỹ (Tôi cho rằng người theo chủ nghĩa hoàn mỹ thường sống căng thẳng, khó tìm kiếm được niềm vui cho riêng mình), đều dễ khiến con người cảm thấy gánh nặng trong lòng.
Chúng ta mong muốn đứa con yêu của chúng ta, luôn “khỏe mạnh” cả về thể chất và tâm hồn? Dành cho trẻ quá nhiều tình
yêu, không cho trẻ cơ hội rèn luyện; dành cho trẻ quá nhiều sự vấp váp, sẽ để lại vết thương trong lòng trẻ. Chính vì thế, khả năng đối phó với vấp váp thực sự được rèn giũa trong tình yêu và sự tôi luyện.
Giấu đi một nửa tình yêu
Khi con trẻ đối mặt với vấp váp, hãy tin vào khả năng của trẻ, không nên làm thay mà hãy để trẻ học được cách tự khích lệ mình, đồng thời dùng phương pháp ám thị tích cực, khuyến khích trẻ
chiến thắng vấp váp. Trẻ có cơ hội đối mặt một cách tự nhiên với những xung đột và thách thức, có cơ hội trải nghiệm và chinh phục vấn đề gặp phải, trẻ mới có được khả năng đối mặt với khó khăn tự
nhiên. Dạy cho con cách câu cá chứ không phải cho con xô cá. Cha mẹ
không nên cho rằng trẻ còn nhỏ, có rất nhiều việc cần sự giúp đỡ
của cha mẹ. Thực ra, trong hoàn cảnh không chịu sựảnh hưởng của ngoại lực mà chúng ta tác động, khả năng sinh tồn của trẻ có thể còn vượt trên cả sự tưởng tượng của chúng ta. Chính vì thế, không nên tùy tiện giúp đỡ trẻ mà nên cho trẻ nhiều cơ hội tự giải quyết vấn đề, để trẻ tự trải nghiệm, dù thất bại hay thành công đều có ích cho tố chất tâm lý của trẻ. “Giấu đi một nửa tình yêu”, đứng ở sau lưng trẻ, cho phép trẻ thất bại, chia sẻ sự thành công với trẻ, nâng cao lòng can đảm cho trẻ, từ góc độ ý chí và lòng tự tin, rèn luyện cho trẻ khả năng đối phó với vấp váp.
Khi con trẻ khóc hoặc tức giận, hãy để trẻ nói ra suy nghĩ của mình. Điều này sẽ khiến trẻ làm rõ mọi vấn đề, hiểu được điều gì khiến trẻ cảm thấy bực bội, đồng thời học được cách đưa ra những phản ứng phù hợp.
Bồi dưỡng một đứa trẻ có tố chất tâm lý khỏe mạnh cũng quan trọng như việc bồi dưỡng một đứa trẻ có sức khỏe tốt, cả hai đều là nền móng để trẻ đối mặt với cuộc đời. Trong sự tự lập, mạnh mẽ, trẻ
mới có thể trở thành một người dám gánh vác trách nhiệm, dám đối mặt với vấp váp, trắc trở, luôn có lòng tin vào cuộc sống!