Thứ bảy, tăng cường phổ biến, nâng cao nhận thức cho cán bộ, KTV về kiểm soát CLKT; cần quy định bắt buộc đối với KTV phải tham dự các khoá b ồ

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán độc lập. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 150 - 151)

dưỡng, cập nhật và nâng cao kiến thức về kiểm soát CLKT. Trong các chương trình đào tạo cần bổ sung, lồng ghép chương trình hội thảo chuyên đề về các vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện kiểm toán để phân tích rõ những nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại và đề xuất các giải pháp khắc phục. KTĐL có thể thông qua các cuộc họp, diễn đàn thảo luận, bản tin, các cuộc thi KTV v.v… để nâng cao nhận thức, hiểu biết của cán bộ, KTV về kiểm soát CLKT.

Nhận thức của KTV có vai trò quan trọng. CLKT là trách nhiệm của tất cả các cán bộ, KTV của KTĐL, từ cấp cao nhất đến thấp nhất. Hơn nữa, kiểm soát CL cũng yêu cầu một sự hiểu biết rõ ràng về trách nhiệm thuộc về cấp nào trong những quyết định cụ thể. Yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các chính sách và biện pháp kiểm soát CLKT chính là nhận thức của các chủ thể quản lý và chủ thể tham gia vào hoạt động kiểm toán, cụ thể là lãnh đạo các cấp và các KTV, thành viên khác của nhóm kiểm toán. Kiểm soát CLKT là một hoạt động quản lý nhằm đảm bảo CLKT nên trước tiên phục vụ cho công tác quản lý, chỉđạo hoạt động kiểm toán của lãnh đạo. Nhận thức, quan điểm của người lãnh

đạo về kiểm soát CLKT có tác động mạnh đến hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát CLKT. Lãnh đạo - những người chịu trách nhiệm bảo đảm CLKT quan tâm, chú trọng đến CLKT và kiểm soát CLKT thì các chính sách và biện pháp kiểm soát hợp lý sẽ được thiết lập, duy trì có hiệu quả, hiệu lực; từ đó CLKT sẽđược bảo đảm.

Hoạt động kiểm toán tiến hành theo một quy trình nhất định, gồm nhiều bước công việc khác nhau có sự liên hệ mật thiết và có sự tham gia của nhiều người, nên CL của mỗi công việc có ảnh hưởng lẫn nhau. Kiểm soát CLKT không chỉ là việc, là trách nhiệm của các cấp quản lý, mà trước hết là nhiệm vụ của các KTV- những người trực tiếp thực hiện kiểm toán và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán. CLKT sẽ đảm bảo nếu như mỗi một chủ thể tham gia vào hoạt động kiểm toán có ý thức trách nhiệm, tự kiểm soát CL công việc của mình theo những mục tiêu chung định trước, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc nghề nghiệp, chuẩn mực, phương pháp chuyên môn. Nếu kiểm soát CLKT chỉ do và dựa hoàn toàn vào cấp quản lý thì dễ dẫn đến sai sót trong việc đưa ra các kết quả kiểm toán, rủi ro kiểm toán sẽ cao. Do đó, các quy định và thủ tục kiểm soát CL nói chung của KTĐL cần phải được thông báo rõ ràng, đầy đủ đến từng KTV, đảm bảo các chính sách, thủ tục được hiểu thấu đáo và được thực hiện.

- Thứ tám, tăng cường trang bị, ứng dụng công nghệ thông tin vào kiểm soát chất lượng kiểm toán. KTĐL cần nghiên cứu hoặc mua các phần mềm

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán độc lập. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 150 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)