Đối với nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp kiểm toán (thuộc về cơ quan quản lý), trong điều hành, giám sát hoạt động của KTĐL các đặ c đ i ể m

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán độc lập. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 46 - 47)

- Hoạt động kiểm soát CLKT từ bên ngoài (ngoại kiểm) được tiến hành bởi các các cơ quan quản lý Nhà nước (Vụ CĐKT&KT, UBCK), các hội nghề nghi ệ p

1.4.1.2.Đối với nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp kiểm toán (thuộc về cơ quan quản lý), trong điều hành, giám sát hoạt động của KTĐL các đặ c đ i ể m

của CLKT (hay tiêu chí CLKT) là:

- Tầm quan trọng của vấn đềđược kiểm toán, của phát hiện kiểm toán. Điều này có thểđược đánh giá trên các giác độ khác nhau, như: quy mô tài chính của đối tượng kiểm toán; tầm ảnh hưởng của hoạt động của đơn vịđược kiểm toán; những ảnh hưởng của vấn đề kiểm toán đối với DN, đối với người sử dụng BCKT... Tầm quan trọng (tính trọng yếu, sai sót trọng yếu) của một vấn đề, khoản mục trên BCTC có ý nghĩa quyết định trong việc đưa vấn đềđó vào kế hoạch kiểm toán của KTĐL, bao gồm cả kế hoạch kiểm toán tổng quát và kế hoạch kiểm toán chi tiết. Các phát hiện có tầm quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với kết qủa kiểm toán. Các phát hiện sẽ quyết định việc điều chỉnh hoặc đưa ra ý kiến trên BCKT hay không tùy thuộc vào mức độ trọng yếu của sai sót.

- Phạm vi kiểm toán: thể hiện ở sự đầy đủ và thích hợp của các vấn đề cần kiểm toán, thời kỳ (niên độ) được kiểm toán, đơn vị được kiểm toán... đểđảm bảo kiểm toán thành công và hiệu qủa, đáp ứng các yêu cầu của các đối tượng.

- Tin cậy: các phát hiện về sai sót và gian lận trong quá trình kiểm toán phán ánh chính xác tình hình thực tế của đối tượng được kiểm toán, có bằng chứng đầy đủ, thích hợp; ý kiến kiểm toán dựa trên các phát hiện kiểm toán và sự hiểu biết về pháp luật và kiến thức chuyên môn cần thiết.

- Khách quan: thực hiện kiểm toán một cách trung thực hợp lý, độc lập khách quan dựa trên kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết của từng cuộc kiểm toán; Tiến hành soát xét qua các cấp độ, đánh giá và kết luận đưa ra ý kiến kiểm toán dựa trên các bằng chứng đã thu thập được và sự phân tích bằng chứng kiểm toán một cách thận trọng.

- Kịp thời: kết qủa kiểm toán được đảm bảo về mặt thời gian phù hợp với kế hoạch đã lập. Tính kịp thời bao gồm sự tuân thủ về thời hạn theo quy định hoặc cung cấp kết qủa kiểm toán khi cần cho việc ra quyết định quản lý hoặc khắc phục các yếu kém trong quản lý.

- Rõ ràng: BCKT được trình bày rõ ràng và súc tích. Điều này cần thiết để tạo điều kiện cho người sử dụng BCKT hiểu một cách dễ dàng về phạm vi, các hạn

chế và rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư, vì người sử dụng BCKT có thể không phải là các chuyên gia về các vấn đề đã được kiểm toán nhưng cần các thông tin trong BCKT để xử lý công việc.

- Hiệu quả: những nguồn lực (con người, chi phí...) phân bổ cho kiểm toán một cách hợp lý, tương xứng với tầm quan trọng và độ phức tạp của hoạt động kiểm toán.

- Hiệu lực: các phát hiện, kết luận và kiến nghị kiểm toán được đơn vịđược kiểm toán chấp thuận và thực hiện, được các bên liên quan sử dụng; đạt được các tác động mong muốn; các BCKT góp phần tăng cường trách nhiệm giải trình, sự minh bạch và nâng cao CL công tác quản lý trong DN. Đặc điểm này đánh giá tác động của kiểm toán thông qua: việc sửa chữa, khắc phục các sai phạm, khuyết điểm của đơn vị được kiểm toán; tỷ lệ chấp nhận và thực hiện kiến nghị kiểm toán của đơn vị được kiểm toán; mức độ hài lòng của DN được kiểm toán và các bên liên quan đối với các kết quả kiểm toán.

CLKT thể hiện ở “sản phẩm” cuối cùng của qúa trình kiểm toán, đó là các

BCKT. Qúa trình kiểm toán được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt, nó diễn ra theo trình tự các bước công việc bao gồm: Chấp nhận, duy trì khách hàng và lập kế hoạch kiểm toán; Thực hiện kiểm toán; Kết thúc kiểm toán, lập BCKT và xử lý sau kiểm toán;

Để có được một kết quả kiểm toán đạt CL, tất cả các giai đoạn của qúa trình kiểm toán đều phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định; Có thể thấy các đặc điểm (tiêu chí) CLKT nêu trên được thể hiện cụ thểở kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, soát xét phát hành BCKT và lưu hồ sơ kiểm toán.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán độc lập. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 46 - 47)