- Phân công trách nhiệm rõ ràng trong Ban lãnh đạo DN đối với Hệ thống kiểm soát CL của DN và kiểm tra thực tế việc thực hiện theo sự phân công.
2.1.1.2. Đội ngũ kiểm toán viên và nhân viên chuyên nghiệp
Vào tháng 10/1994, BTC đã tổ chức kỳ thi tuyển đầu tiên và đã cấp chứng chỉđặc cách cho 49 người đủđiều kiện, tiêu chuẩn KTV chuyên ngành. Sau đó, qua các kỳ thi KTV, số lượng người được cấp bằng ngày càng gia tăng. Ngoài các KTV được BTC cấp chứng chỉ, còn có các KTV được các tổ chức nghề nghiệp của các nước trên thế giới cấp chứng chỉ.
Đến hết tháng 5/2013 đã có 2.715 người được cấp chứng chỉ KTV cấp Nhà nước, nhưng có khoảng gần 1.500 người có chứng chỉ KTV không hoặc chưa đăng ký hành nghề kiểm toán. Mỗi năm đều có thêm các công ty kiểm toán được thành lập mới và có nhiều người được cấp chứng chỉ KTV. Tuy nhiên số lượng KTV đăng ký hành nghề lại tăng không đáng kể.
Trong những năm qua, đối tượng được kiểm toán có những biến động rất lớn do một số nguyên nhân sau: trước hết TTCK đã đi vào hoạt động và theo Luật chứng
khoán, BCTC của các công ty đại chúng phải được kiểm toán bởi KTV độc lập. Theo Nghịđịnh số 105/2004/NĐ-CP, đối tượng kiểm toán bắt buộc là toàn bộ DNNN và các quỹ tài chính Nhà nước, công trình xây dựng thuộc dự án nhóm A; Luật kinh doanh bảo hiểm bắt buộc các DN bảo hiểm, môi giới chứng khoán, tái bảo hiểm đều phải kiểm toán BCTC hàng năm. Ngoài ra, các công ty 100% VĐT nước ngoài, các đơn vị HCSN có thu cũng đã có yêu cầu cần kiểm toán BCTC. Nghị định số 187/2004/NĐ-CP của chính phủ thay thế cho Nghị định số 64 quy định việc chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần đã cho phép các công ty kiểm toán thực hiện định giá các DN khi cổ phần hóa. Nhiều công ty có xu hướng không tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ mà thuê DN KTĐL để kiểm toán BCTC cho toàn bộ công ty.
Cùng với sự phát triển về số lượng và quy mô để đáp ứng nhu cầu trên, những dịch vụ do các công ty kiểm toán cung cấp cũng đã không ngừng được đa dạng theo hướng mở rộng từng loại dịch vụ chi tiết trong dịch vụ kiểm toán (như kiểm toán BCTC, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán soát xét, kiểm toán báo cáo quyết toán DAHT), mở rộng dịch vụ tư vấn (như tư vấn kế toán, tài chính, tư vấn quản lý, thuế, tư vấn đầu tư, luật, tư vấn sáp nhập, giải thể doanh nghiệp…), dịch vụ tin học, dịch vụ thẩm định giá tài sản, dịch vụ tuyển dụng nhân viên, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, cung cấp thông tin…
Trong các dịch vụ trên, dịch vụ kiểm toán BCTC chiếm tỷ trọng lớn nhất vì theo quy định hiện hành thì không chỉ các công ty có VĐT nước ngoài mà cả các DNNN, các công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, ngân hàng và các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm cũng thuộc diện bắt buộc phải kiểm toán theo luật định. Ngoài ra các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước và các tổ chức niêm yết đầu tư vào các doanh nghiệp khác có lớn hơn 20% quyền biểu quyết thì các đối tượng đó bắt buộc phải KTĐL BCTC năm.
Dịch vụ tư vấn tài chính, thuế, kế toán, tư vấn quản lý… doanh thu chiếm tỷ trọng còn thấp do khách hàng chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ này và các công ty kiểm toán cũng chưa quan tâm khai thác. Ngoài ra, khả năng cung cấp các dịch vụ này của nhiều công ty kiểm toán cũng còn bị hạn chế.
Dịch vụ kiểm toán báo cáo quyết toán DAHT là quan trọng và cần thiết nhưng vẫn chưa chiếm tỷ trọng cao do phí kiểm toán còn thấp. Dịch vụ tư vấn tài chính, thuế, kế toán, tư vấn quản lý… doanh thu đã chiếm tỷ trọng ngày càng cao.
Dịch vụ do các công ty kiểm toán cung cấp cũng đã không ngừng được đa dạng theo hướng mở rộng từng loại dịch vụ chi tiết trong dịch vụ kiểm toán (như kiểm toán BCTC, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán soát xét, kiểm toán báo cáo quyết toán DAHT), mở rộng dịch vụ tư vấn (như tư vấn kế toán, tài chính, tư vấn quản lý, thuế, tư vấn đầu tư, luật, tư vấn sáp nhập, giải thể doanh nghiệp…), dịch vụ tin học, dịch vụ thẩm định giá tài sản, dịch vụ tuyển dụng nhân viên, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, đại lý tư vấn thuế, cung cấp thông tin…