Ba là, các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán độc lập. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 30 - 33)

Kiểm toán là hoạt động chuyên môn có tính độc lập cao, KTV và công ty kiểm toán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những ý kiến kết luận và đánh giá, nhận xét. Kiểm toán là một nghề, giống như các ngành nghề khác, kiểm toán cũng có những quy tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh hành vi của các KTV theo những tiêu chuẩn nhất định, đểđảm bảo uy tín nghề nghiệp nói chung và kiểm soát CL công việc của mỗi KTV nói riêng. Để tránh rủi ro cho KTV trong quá trình kiểm toán, đồng thời có cơ sởđể kiểm soát và bảo đảm CLKT, hoạt động kiểm toán nói chung và KTĐL nói riêng phải tuân theo những chuẩn mực, quy trình và phương pháp kiểm toán nhất định; ngoài ra còn phải chịu sựđiều chỉnh của quy chế hoạt động của tổ chức kiểm toán. CMKiT là những nguyên tắc cơ bản về nghiệp vụ, về xử lý những vấn đề phát sinh trong hoạt động kiểm toán. CMKiT còn bao hàm những hướng dẫn, giải thích về những nguyên tắc cơ bản để KTV vận dụng trong qúa trình thực hiện nghiệp vụ, đo lường và đánh giá CL công việc chuyên môn. Quy trình kiểm toán là trình tự thực hiện và nội dung của các bước công việc trong cuộc kiểm toán. Quy trình kiểm toán tạo sự thống nhất trong quá trình tiến hành kiểm toán, đồng thời hướng dẫn về phương pháp nghiệp vụ để kiểm toán các nội dung đã định trước trong kế hoạch nhằm đạt mục tiêu kiểm toán đã được xác định trong kế hoạch. đó cũng là căn cứ để bố trí, phân công, sắp đặt công việc và phối hợp giữa các KTV trong việc thực hiện kiểm toán đảm bảo tiến độ và CL, đảm bảo BCKT không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu. Thực tế khi một cuộc kiểm toán được thực hiện tuân theo những chuẩn mực, quy định chuyên môn theo quy định

của pháp luật sẽ làm yên tâm những người sử dụng số liệu, kết qủa kiểm toán. Như vậy, các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ có ảnh hưởng lớn đến CLKT. Hệ thống chuẩn mực, quy trình và phương pháp kiểm toán, quy chế tổ chức và hoạt động kiểm toán là cơ sở để thực hiện và quản lý hoạt động kiểm toán, cũng như kiểm soát CL hoạt động kiểm toán.

- Bn là, trình độ chuyên môn, nghip vđạo đức ngh nghip ca KTV

KTV là người trực tiếp thực hiện kiểm toán, đưa ra kết qủa kiểm toán, do đó CLKT chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Việc tìm tòi, phát hiện kiểm toán phụ thuộc vào khả năng chuyên môn, nghiệp vụ của từng KTV, nhưng việc đưa ra kết qủa kiểm toán và các điều chỉnh đến đâu, như thế nào lại phụ thuộc vào đạo đức của KTV. KTV có thể có nhiều phát hiện kiểm toán quan trọng, nhưng do lợi ích của cá nhân, tổ chức kiểm toán nên không đưa ra kết qủa kiểm toán đầy đủ, trung thực. Vì vậy, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp là những yếu tố song hành cần phải có ở KTV. Đặc biệt, KTV cần phải có trình độ, năng lực nghiệp vụ cao, phẩm chất đạo đức tốt; trong đó yếu tố đạo đức được đặc biệt chú trọng. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi cao về mặt đạo đức đối với DNKT và các KTV. Đạo đức của DNKT thể hiện ở sự tín nhiệm và tin cậy của khách hàng đối với DNKT và hoạt động kiểm toán. Tất cả các công việc do DNKT thực hiện phải có quy định về đạo đức nghề nghiệp và phải cam kết tính độc lập và biện pháp bảo đảm tính độc lập:

9 Yêu cầu về học vấn, đào tạo và kinh nghiệm làm nghề kế toán và kiểm toán. 9 Các yêu cầu về cập nhật chuyên môn liên tục.

9 Các quy định về bộ máy quản lý điều hành DN.

9 Các chuẩn mực nghề nghiệp và quy định về thủ tục soát xét.

9 Các quy trình kiểm soát của Hội nghề nghiệp hay của cơ quan quản lý nhà nước và các biện pháp kỷ luật.

9 Kiểm soát từ bên ngoài do một bên thứ ba được ủy quyền hợp pháp đối với các báo cáo, tờ khai, thông báo hay thông tin do người làm kế toán và người làm kiểm toán lập.

KTĐL cần phải duy trì và nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của KTV, bảo đảm các yêu cầu chủ yếu sau:

+ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: KTV phải có trình độ và khả năng phù hợp, đáp ứng cao nhất yêu cầu nhiệm vụ được giao và hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất; đồng thời được đào tạo và bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên cả lý luận và thực tế về quản lý, nghiệp vụ kiểm toán và các kiến thức bổ trợ khác.

+ Chính trực: là phẩm chất cơ bản, tiên quyết của luật về đạo đức nghề nghiệp. KTV cần phải đạt đến một chuẩn mực cao về hành vi, thẳng thắn, trung thực và có lương tâm nghề nghiệp.

+ Độc lập, khách quan: KTV cần phải công minh, vô tư, chỉ tuân thủ pháp luật và các chuẩn mực, quy trình kiểm toán; không bị các lợi ích vật chất và quyền lợi cá nhân hay định kiến chi phối khi thực hiện kiểm toán và đưa ra kết luận, kiến nghị kiểm toán.

+ Thận trọng và bảo mật: KTV phải luôn thận trọng với tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp cao trong suốt qúa trình kiểm toán, trong thực hiện các phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt cần phải thận trọng khi đưa ra các ý kiến kết luận, đánh giá, nhận xét, dựa trên sự hiểu biết đầy đủ về sự việc cũng như các bằng chứng thích hợp, xác thực, tin cậy và có sức thuyết phục cao. Yêu cầu của công việc kiểm toán đòi hỏi KTV phải thận trọng, tỉ mỉ; giữ bí mật về những thông tin đã thu thập được trong qúa trình kiểm toán, không được để lộ bất cứ thông tin kiểm toán nào cho người thứ ba khi không có sự đồng ý của khách hàng hoặc theo quy định bắt buộc của pháp luật.

+ Đạo đức ứng xử: trong qúa trình kiểm toán, KTV phải thường xuyên tiếp xúc với đơn vị được kiểm toán, với những người có trách nhiệm giải trình, do đó quan hệ giao tiếp, thái độứng xử trong công việc của KTV rất quan trọng. KTV cần phải cư xử lịch thiệp, đúng đắn, giữ mối quan hệ bình đẳng với các đơn vị và cá nhân liên quan; tránh mọi biểu hiện sách nhiễu, gây phiền hà cho đơn vịđược kiểm toán.

- Năm là, chính sách cán b, đào to và tin lương

Trong các tổ chức kiểm toán, KTV luôn được coi là “tài sản” lớn nhất, có tầm quan trọng quyết định đến CL hoạt động, uy tín của tổ chức đó. CL KTV phụ

thuộc chủ yếu vào chính sách cán bộ, đào tạo và tiền lương. Chính sách cán bộ thích hợp sẽ giúp DNKT tuyển chọn những người đủ tài, đức vào làm việc và khuyến khích họ phát huy được năng lực chuyên môn, nâng cao trách nhiệm trong công việc. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho KTV cũng luôn được các tổ chức kiểm toán quan tâm, coi trọng. Hoạt động kiểm toán có tính độc lập cao, trình độ nghiệp vụ của KTV có ý nghĩa quyết định đến CLKT; sựđa dạng của đối tượng kiểm toán, cũng như sự thay đổi của chính sách pháp luật, sự phát triển của khoa học - kỹ thuật… đòi hỏi KTV phải thường xuyên trau dồi, nâng cao kiến thức nghiệp vụ, pháp luật. Mặt khác, hoạt động kiểm toán có phạm vi rộng, KTV thường xuyên làm việc trong điều kiện xa cơ quan, gia đình; làm việc với cường độ cao, lại luôn bị áp lực về kinh tế, chính trị, dễ bị mua chuộc bởi lợi ích vật chất và lợi ích khác. Vì vậy, chính sách tiền lương có tác động trực tiếp đến việc khuyến khích KTV tích cực làm việc, đồng thời là phương tiện hữu hiệu bảo vệ đạo đức nghề nghiệp, tránh xa cám dỗ vật chất.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán độc lập. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 30 - 33)