- Số lượng khách hàng kiểm toán, số lượng BCKT theo từng loại chấp nhận (toàn phần, từng phần…)
b) Thực trạng kiểm soát kỹ thuật: Báo cáo kết quả kiểm tran ăm 2012 của VACPA đối với 15 DNKT cho thấy còn nhiều tồn tại, ảnh hưởng đến chấ t l ượ ng
3.1.3. Mục tiêu hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm toán độc lập ở Việt Nam
toán độc lập ở Việt Nam
Kiểm soát CL là một bộ phận cấu thành trong mỗi quá trình sản xuất, trong từng các dịch vụđặc biệt là các dịch vụ vô hình nhận được sự quan tâm và tin tưởng của công chúng, như dịch vụ kiểm toán. Các DNKT phải đảm bảo rằng các dịch vụ
mà họ cung cấp đều có CL cao và được giám sát đầy đủ - Công việc này được tiến hành thông qua một hệ thống kiểm soát CL.
Để đảm bảo CLKT, các hoạt động kiểm soát cần được tiến hành thường xuyên và ở mọi cấp độ nhằm duy trì và nâng cao CL, thoả mãn tốt hơn nhu cầu của người sử dụng BCKT.
Mục tiêu của kiểm soát CL là nhằm đảm bảo và nâng cao CLKT, do đó làm tăng độ tin cậy của các thông tin tài chính đã được kiểm toán. Muốn công tác kiểm soát CL được tốt thì mục tiêu cơ bản cần đạt được đó là nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác kiểm soát CL hoạt động KTĐL, từ đó đảm bảo CL hoạt động cũng như đảm bảo CL BCTC và các thông tin khác đã được kiểm toán, góp phần lành mạnh hóa, minh bạch thông tin tài chính của các DN, tổ chức, nâng cao sự tin cậy của xã hội vào KTĐL. Mục tiêu kiểm soát CL cần dựa trên quan điểm không gây ảnh hưởng đến hoạt động của các DNKT mà nhằm giúp các DNKT và KTV nâng cao ý thức chấp hành và tuân thủ CM nghề nghiệp, hoàn thiện phương pháp làm việc, điều chỉnh, khắc phục những bất hợp lý chứ không phải chỉ kiểm soát mang tính hình thức, đối phó.
Công tác kiểm soát CL hoạt động KTĐL phải tập trung vào yếu tố con người, phát huy tính độc lập và tinh thần trách nhiệm của KTV vì họ chính là người thực hiện công việc kiểm toán, đưa ra ý kiến kiểm toán - sản phẩm của quá trình kiểm toán.