Quy định chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm toán

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán độc lập. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 131 - 135)

- Nguyên tắc: Các kiểm tra viên phải tuân thủ CM đạo đức nghề nghiệp nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích cộng đồng Trong đó các nguyên tắ c chính c ầ n

3.3.2.4. Quy định chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm toán

độc lp, vi phm chun mc kim toán, chun mc đạo đức ngh nghip và các quy định

Thứ nhất, quy định các hình thức kỷ luật thích đáng đối với các vi phạm pháp luật về KTĐL, đặc biệt là vi phạm CMKiT.

Thực tế trong các năm qua, thông qua kiểm tra hàng năm do VACPA thực hiện và Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra cho BTC nhưng VACPA mới chỉ đề xuất xử lý vi phạm năm 2012 các KTV và DNKT kết quả kiểm tra đối với KTV (thông qua kiểm tra hồ sơ kiểm toán) và của DNKT không đạt yêu cầu hoặc yếu kém. Cơ sở pháp lý để xử lý vi phạm thực hiện theo NĐ 105 (Điều 38) do chưa có Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực KTĐL. Các yếu kém phát hiện qua kiểm tra từ năm 2011 trở về trước do VACPA thực hiện chưa hề có đề xuất với BTC để xử lý vi phạm nên không tạo ra sự răn đe để các KTV và DNKT quan tâm đến CLKT nên kiểm soát CL chưa thực sự phát huy tác dụng. Một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do chưa có quy định cụ thể các vi phạm pháp luật về KTĐL và các chuẩn mực nghề nghiệp của KTV và DNKT, ngoại trừ các quy định về xử phạt của UBCK và một số quy định của Thông tư 64. Theo Thông tư 64/2004/TT-BTC (Điều 6.2). Mức thiệt hại do DNKT gây phải chịu trách nhiệm bồi thường cho khách hàng do hai bên tự thỏa thuận hoặc do cơ

quan có thẩm quyền xác định theo quy định của pháp luật. Hình thức và mức phạt do hai bên tự thoả thuận có thể gồm: Chấm dứt hợp đồng kiểm toán đã ký kết; Không được tiếp tục ký hợp đồng kiểm toán trong các năm sau; Trừ trong mức phí kiểm toán đã ký kết; Phạt mức cao nhất là 10 lần mức phí kiểm toán của hợp đồng năm bị phạt.

Theo Luật KTĐL(Điều 60) quy định về xử lý vi phạm pháp luật về KTĐL: (i) Tổ chức, cá nhân có các hành vi vi phạm pháp luật về KTĐL thì bị xử lý theo các hình thức sau: Cảnh cáo; Phạt tiền; Bị thu hồi Giấy chứng nhận đủđiều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, chứng chỉ KTV, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, đình chỉđăng ký hành nghề hoặc cấm tham gia hoạt động KTĐL.

(ii) Cá nhân vi phạm quy định của Luật KTĐL thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

(iii) Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Luật KTĐL, ngoài việc bị xử lý còn bị đăng tải trên trang thông tin điện tử của BTC hoặc của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

(iv) Chính phủ quy định chi tiết việc xử lý vi phạm pháp luật về KTĐL. Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có hướng dẫn chi tiết về hành vi sai phạm và mức xử lý vi phạm cụ thể cho từng hành vi vi phạm. Điều này đã không khuyến khích và thúc đẩy các DNKT tăng cường việc kiểm soát CLKT tại DN mình. Vì vậy, cần ban hành quy định chi tiết về xử lý các sai phạm của KTV và DNKT theo hướng xác lập cụ thể các hành vi vi phạm và biện pháp xử lý tương ứng để có căn cứ xử lý nghiêm minh đối với từng trường hợp vi phạm. Việc xử phạt dựa trên nguyên tắc là mức phạt phải lớn hơn lợi ích đạt được từ hành vi vi phạm. Bên cạnh việc xử lý theo pháp luật, VACPA cũng nên có các hình thức xử phạt đối với Hội viên không tuân thủ CM nghề nghiệp.

Để có thể xử lý kỷ luật cho phù hợp đối với các DNKT và KTV vi phạm CMKiT, CM đạo đức nghề nghiệp và các quy định thông qua các cuộc kiểm soát CL hoạt động kiểm toán, Bộ Tài chính phải thành lập Hội đồng chuyên môn để tư vấn cho việc xử lý các kiến nghị về CL hoạt động. Chẳng hạn Ủy ban PCAOB Hoa kỳ có thể thực hiện điều tra và các tiến hành biện pháp phạt đối với hành vi vi phạm (tiền phạt có thể lên đến $750,000 đối với KTV và $15 triệu đối với DNKT).

Thứ hai, xây dựng chế tài xử phạt vi phạm chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp của KTV và DNKT.

Trong mọi nghề nghiệp, để người hành nghề có thể thực hiện công việc với CL cao, tuân thủ pháp luật và phục vụ tốt nhất cho khách hàng, các cơ quan chức năng phải thiết lập các quy định cho người hành nghề. Kiểm toán là nghề mang tính chuyên nghiệp cao, vì vậy, càng cần phải chịu sự chi phối bởi các quy định có liên quan. Trong những năm gần đây, việc nhiều Tập đoàn, Tổng công ty bị phá sản do lỗi của KTV và DNKT không còn xa lạ. Sở dĩ có tình trạng này là một nguyên nhân hết sức quan trọng, không giải quyết được các xung đột lợi ích trong quá trình hành nghề, một vấn đề thuộc lĩnh vực đạo đức của người hành nghề kiểm toán. Để khôi phục lòng tin của công chúng, IFAC cũng như hội nghề nghiệp kiểm toán ở nhiều quốc gia trên thế giới đã bổ sung, sửa đổi CM đạo đức nghề nghiệp và đưa ra nhiều biện pháp nhằm tăng cường giám sát việc tuân thủđạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia cũng đã có những thay đổi về luật pháp đểđiều chỉnh hoạt động KTĐL nhằm bảo vệ cho lợi ích của công chúng và nền kinh tế.

Nếu CMKiT là những quy định và hướng dẫn về các nguyên tắc và thủ tục kiểm toán làm cơ sởđể KTV thực hiện công việc và là cơ sởđể kiểm soát CL hoạt động kiểm toán, thì CM đạo đức nghề nghiệp là những quy tắc để hướng dẫn cho các thành viên ứng xử và hoạt động một cách trung thực, phục vụ cho lợi ích của nghề nghiệp và xã hội. Nói cách khác, chính các quy định về đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp nâng cao CLKT, CM đạo đức nghề nghiệp là một phương thức để nâng cao sự tín nhiệm của công chúng, đầu tư, người sử dụng kết quả kiểm toán vào nghề nghiệp, là một phương tiện giúp tăng cường lòng tin của công chúng vào các thông tin niêm yết trên TTCK.

Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập vào kinh tế thế giới, TTCK đã hình thành và phát triển đòi hỏi Việt Nam phải tiêu chuẩn hoá các dịch vụ theo thông lệ quốc tế, trong đó, có CM đạo đức nghề nghiệp. Tháng 12/2005, BTC đã ban hành CM đạo đức nghề nghiệp cho người hành nghề kế toán, kiểm toán. Tuy vậy, việc đưa các quy định này vào thực tếđể mang lại kết quả như ý muốn vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết, bởi vì để CM đạo đức nghề nghiệp được tôn trọng chấp hành đúng đắn, không thể chỉ dựa trên ý chí của Nhà nước thông qua một văn

bản pháp quy. Lịch sử phát triển hàng trăm năm đạo đức nghề nghiệp trên thế giới cho thấy đây là một hệ thống thể chế phức tạp, cần có sự kết hợp hài hoà giữa kỳ vọng của xã hội, vai trò của nhà nước, nỗ lực của tổ chức nghề nghiệp và ý chí của những người hành nghề. Do vậy, dù đã được ban hành hơn sáu năm, CM đạo đức nghề nghiệp vẫn còn xa lạ với khá nhiều KTV và DNKT, đặc biệt là một số DNKT vừa và nhỏ và trong đó có cả DNKT được chấp thuận kiểm toán tổ chức niêm yết. Nguyên nhân của tình trạng này trước hết là do nhận thức chưa đúng đắn về tầm quan trọng của CM đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn chưa thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát việc tuân thủ CM và các quy định vềđạo đức nghề nghiệp cũng như không có chế tài và không có cơ quan xét xử kỷ luật với các hành vi vi phạm đạo đức của KTV.

Chính vì vậy, để các quy định về đạo đức nghề nghiệp đi vào thực tế, cần phải thiết lập một cơ chế kiểm tra, giám sát việc tuân thủ CM và các quy định về đạo đức nghề nghiệp cũng như xét xử các hành vi vi phạm. Một hệ thống đầy đủ phải bao gồm tổ chức và quy chế, trong đó, tổ chức phải có khả năng hướng dẫn, giám sát, thu thập thông tin phản hồi và hoàn thiện các quy định.

Để hoàn thiện các quy định đạo đức nghề nghiệp và đưa ra những hướng dẫn chi tiết, do nhiều nội dung của CM đạo đức nghề nghiệp không phải là vấn đề của luật pháp, vì vậy, việc cập nhật CM này cho phù hợp với thông lệ quốc tế và triển khai kiểm tra, giám sát không nên giao phó cho các cơ quan nhà nước mà nên giao cho hội nghề nghiệp về kiểm toán đảm nhận.

Các quy định chi tiết các hành vi vi phạm và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về KTĐL, trong đó có vi phạm CM nghề nghiệp (bao gồm CMKiT, CM đạo đực nghề nghiệp và các quy định) cần được quy định trong các văn bản sau: (i) Nghịđịnh của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTĐL; (ii) Quy chế kiểm soát CL và các văn bản khác có liên quan và (iii) Thông tư của BTC hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTĐL của Chính phủ. Theo quy định của Luật xử phạt vi phạm hành chính thì hệ thống kiểm soát CL của DNKT và hồ sơ kiểm toán của KTV hành nghề phụ trách ký báo cáo qua kiểm soát CL xếp loại không đạt yêu cầu hoặc yếu kém thì không phải là

hành vi vi phạm hành chính đối với KTV và DNKT mà vi phạm này phải xử lý vi phạm theo quy định trong quy chế kiểm soát CL hoạt động KTĐL.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán độc lập. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 131 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)