- Phân công trách nhiệm rõ ràng trong Ban lãnh đạo DN đối với Hệ thống kiểm soát CL của DN và kiểm tra thực tế việc thực hiện theo sự phân công.
5. Dịch vụ Thẩm định giá 31.079 1% 31.682 1% 6 Dịch vụ tư vấn nguồn nhân lực, tư vấn
6. Dịch vụ tư vấn nguồn nhân lực, tư vấn
quản lý, định giá tài sản, tư vấn tài chính… 387.488 10% 365.717 9% 7. Bồi dưỡng tài chính, kế toán, kiểm toán 3.629 0% 4.625 0%
8. Dịch vụ liên quan khác 61.095 2% 35.610 1%
Nguồn: Báo cáo thường niên của Vụ Chếđộ Kế toán - Kiểm toán (Bộ Tài chính)
Doanh thu năm 2012 tăng 1,34% so với năm 2011, chứng tỏ nhu cầu xã hội về kiểm toán tăng. Việc tăng doanh thu, tăng số lượng khách hàng càng đòi hỏi phải kiểm soát và kiểm soát tốt chất lượng dịch vụ kiểm toán.
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu hoạt động của các công ty KTĐL năm 2011, 2012 (2) Cơ cấu khách hàng Đơn vị tính: Khách hàng Năm 2012 Năm 2011 Chỉ tiêu Số lượng KH Tỷ lệ (%) Số lượng KH Tỷ lệ (%)
1. Doanh nghiệp có VĐT tư nước ngoài 11.380 34,80% 10.270 32,9%2. Công ty CP niêm yết trên TTCK 1.737 5,31% 1.368 4,38% 2. Công ty CP niêm yết trên TTCK 1.737 5,31% 1.368 4,38% 3. Công ty TNHH, CP, DN tư nhân, HTX 12.671 38,75% 12.567 40,28%
4. Doanh nghiệp Nhà nước 2.951 9,02% 2.966 9,51%
5. Đơn vị HCSN, tổ chức đoàn thể xã hội 3.392 10,37% 3.130 10,08%
6. Tổ chức, dự án quốc tế 570 1,74% 482 1,54%
7. Dịch vụ khác 1 0,039 401 1,28%
Tổng cộng 32.702 100,00% 31.184 100,00%
Doanh thu bình quân/ 1 khách hàng 116 100,5
Nguồn: Báo cáo thường niên của Vụ Chếđộ Kế toán - Kiểm toán (Bộ Tài chính) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) các năm 2007-2012.
Doanh thu bình quân 1 khách hàng năm 2012 tăng 1,16% so với năm 2011, trong khi doanh thu năm 2012 tăng 1,34% so với năm 2011, chứng tỏ trình độ KTV đã được nâng cao, chất lượng dịch vụ kiểm toán được nâng cao. Hiện tượng giảm giá phí để có được khách hàng đã giảm đáng kể. Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu hoạt động của các công ty KTĐL năm 2011, 2012 (3) Kết quả kinh doanh Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 1. Tổng số vốn kinh doanh (*) 792.525,82 602.747,04 2. Kết quả kinh doanh sau thuế (*) 32.884,49 71.844,49
3. Nộp ngân sách 587.212,43 549.396,41
- Thuế Giá trị gia tăng 234.813,28 224.856,66- Thuế Thu nhập doanh nghiệp 24.014,94 61.467,75 - Thuế Thu nhập doanh nghiệp 24.014,94 61.467,75 - Thuế và các khoản phải nộp khác 328.384,21 263.072,00
4. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) 0,87% 2,36%5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (%) 4,15% 11,92% 5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (%) 4,15% 11,92%
Nguồn: Báo cáo thường niên của Vụ Chếđộ Kế toán - Kiểm toán (Bộ Tài chính) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) các năm 2007-2012.
Tốc độ tăng doanh thu toàn ngành năm 2012 so với năm 2011, tốc độ tăng doanh thu bình quân 1 khách hàng năm 2012 tăng so với năm 2011, nhưng tỷ suất lợi nhuận năm 2012 lại giảm so với năm 2011, chứng tỏ các DNKT đã chú trọng nhiều đến công tác tiền lương, công tác đào tạo cho KTV và nhân viên chuyên nghiệp.
2.1.2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên
Cán bộ, KTV độc lập được tuyển chọn từ 2 nguồn:
Một là, các cán bộ công tác từ các ngành hoặc các cơ quan thanh kiểm tra về các chuyên ngành: kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác (kỹ sư xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, công nghệ thông tin…) đã có bề dày kinh nghiệm thực tiễn công tác được tuyển chọn ở các cơ quan, đơn vị và các địa phương chuyển sang làm KTĐL;
Hai là, các cử nhân mới tốt nghiệp các trường đại học thuộc các chuyên ngành: kiểm toán, kế toán, tài chính ngân hàng, kinh tế, công nghệ thông tin…) được lựa chọn qua các kỳ thi tuyển.
Cùng với sự phát triển về số lượng và quy mô để đáp ứng nhu cầu trên, những dịch vụ do các công ty kiểm toán cung cấp cũng đã không ngừng được đa dạng theo hướng mở rộng từng loại dịch vụ chi tiết trong dịch vụ kiểm toán (như kiểm toán BCTC, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán soát xét, kiểm toán báo cáo quyết toán DAHT), mở rộng dịch vụ tư vấn (như tư vấn kế toán, tài chính, tư vấn quản lý, thuế, tư vấn đầu tư, luật, tư vấn sáp nhập, giải thể DN…), dịch vụ tin học, dịch vụ thẩm định giá tài sản, dịch vụ tuyển dụng nhân viên, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, cung cấp thông tin…
Trong các dịch vụ trên, dịch vụ kiểm toán BCTC chiếm tỷ trọng lớn nhất vì theo quy định của Nghị định số 17/2012/NĐ-CP và các quy định hiện hành thì không chỉ các công ty có VĐT nước ngoài mà cả các DN có đầu tư vốn của Nhà nước, các CTNY, các tổ chức phát hành, ngân hàng và các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm cũng thuộc diện bắt buộc phải kiểm toán theo luật định.
(Tại Điều 9- Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29/03/2011)
- Kiểm toán bắt buộc là kiểm toán đối với BCTC hàng năm, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và các thông tin tài chính khác của đơn vị được kiểm toán quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 37 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Hợp đồng kiểm toán BCTC hàng năm của doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải kiểm toán BCTC phải được giao kết chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
- Doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải kiểm toán khi nộp BCTC cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền và khi công khai BCTC phải có BCKT đính kèm; trường hợp cơ quan nhà nước khi nhận BCTC của doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải kiểm toán mà không có BCKT đính kèm thì có trách nhiệm thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Dịch vụ tư vấn tài chính, thuế, kế toán, tư vấn quản lý… doanh thu chiếm tỷ trọng còn thấp do khách hàng chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ này và các công ty kiểm toán cũng chưa quan tâm khai thác. Ngoài ra, khả năng cung cấp các dịch vụ này của nhiều công ty kiểm toán cũng còn bị hạn chế.
Dịch vụ kiểm toán báo cáo quyết toán DAHT là quan trọng và cần thiết nhưng vẫn chưa chiếm tỷ trọng cao do phí kiểm toán còn thấp. Dịch vụ tư vấn tài chính, thuế, kế toán, tư vấn quản lý… doanh thu đã chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Hiện nay vẫn chưa có các quy định hướng dẫn soát xét CLKT báo cáo quyết toán DAHT và các dịch vụ có bảo đảm khác.
Các DNKT của VN hiện nay có thể được chia thành ba nhóm rõ rệt (theo số liệu thống kê năm 2012 của VACPA):
- Nhóm 1 (10 công ty kiểm toán có doanh thu lớn nhất): bao gồm các công ty KPMG, E&Y, Deloitte, PwC, AASC, A&C, Grant Thornton, DTL, AISC, AFC VN với mức doanh thu từ 50 tỷ đồng đến 594 tỷ đồng (bình quân khoảng 200 tỷđồng/năm) với số lượng khách hàng bình quân là trên 1.000 khách hàng, số lượng nhân viên bình quân khoảng từ 400-600 nhân viên (với số lượng khoảng 60-90 KTV).
- Nhóm 2 (có 27 công ty kiểm toán quy mô vừa): bao gồm công ty kiểm toán Nexia ACPA, Mazars, AAC, VACO… với mức doanh thu bình quân khoảng từ 15 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng/năm (với số lượng khách hàng bình quân là khoảng từ 500-700 khách hàng), số lượng nhân viên bình quân khoảng từ 100-150 nhân viên (với số lượng khoảng 20 đến 30 KTV).
- Nhóm 3 (các công ty kiểm toán quy mô nhỏ còn lại): Một số ít công ty có doanh thu bình quân trên khoảng 10 tỷ đồng/năm và số lượng nhân viên 50 nhân viên (ít hơn 10 KTV). Còn lại đa số là doanh thu thấp hơn 10 tỷđồng, độ chênh lệch trong nhóm này rất lớn.
2.1.2.4. Nguyên tắc và cơ chế hoạt động kiểm
- Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và BCKT.
- Tuân thủ CMKiT và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam; đối với công việc kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán mà yêu cầu áp dụng CMKiT khác thì phải tuân thủ CMKiT đó.
- Độc lập, trung thực, khách quan. - Bảo mật thông tin.
2.1.2.5. Tổ chức công tác kiểm toán