Kinh phí kiểm soát chất lượng kiểm toán

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán độc lập. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 55 - 56)

- Phân công trách nhiệm rõ ràng trong Ban lãnh đạo DN đối với Hệ thống kiểm soát CL của DN và kiểm tra thực tế việc thực hiện theo sự phân công.

1.5.1.Kinh phí kiểm soát chất lượng kiểm toán

Bất cứ hoạt động chuyên môn nào cũng cần phải có nguồn kinh phí để thực hiện và duy trì nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất cho mục đích đó. Hoạt động kiểm soát CLKT cũng vậy, nguồn kinh phí dùng cho hoạt động kiểm soát CLKT bên ngoài hiện nay của Việt nam được giao cho hai cơ quan thực hiện kiểm soát CLKT, đó là Vụ CĐKT&KT- BTC và VACPA. Nguồn kinh phí được hình thành chủ yếu

từ ba nguồn: do sựđóng góp của các hội viên, phí đăng ký kiểm soát CLKT và do việc cập nhật kiến thức bắt buộc hàng năm đối với các KTV đăng ký hành nghề.

Ở mỗi quốc gia, trong từng thời kỳ, việc kiểm soát CLKT là khác nhau, do đó mức đóng góp của các KTV hành nghề và các DNKT là khác nhau. Tuy nhiên, với nguyên tắc chung là phải đảm bảo đủ kinh phí tối thiểu cho công tác kiểm soát CLKT. Tại Australia, việc kiểm soát CLKT được thực hiện đối với các hội viên, không kiểm tra các DNKT. Từ tháng 1/2012 các hội viện được lựa chọn để kiểm tra không phải trả phí kiểm soát chất lượng. Chương trình kiểm soát chất lượng được CPA Australia trợ cấp từ phí thu hàng năm của hội viên có chứng chỉ hành nghề.

Ở Việt nam, nguồn kinh phí để duy trì hoạt động kiểm soát CLKT được hình thành từ việc thu phí hội viên hàng năm do hội viên nộp và phí đăng ký kiểm soát CLKT là do các công ty kiểm toán nộp cho số lượng KTV đăng ký hành nghề tại các công ty. Mỗi năm một lần, VACPA sẽ căn cứ vào số lượng KTV đăng ký hành nghềở các công ty để thu. Ngoài ra, còn thu từ việc cập nhật kiến thức hàng năm để đảm bảo điều kiện đăng ký hành nghề của các KTV.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán độc lập. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 55 - 56)