Quan điểm hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm toán độc lập ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán độc lập. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 102 - 106)

- Số lượng khách hàng kiểm toán, số lượng BCKT theo từng loại chấp nhận (toàn phần, từng phần…)

3.1.4.Quan điểm hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm toán độc lập ở Việt Nam

b) Thực trạng kiểm soát kỹ thuật: Báo cáo kết quả kiểm tran ăm 2012 của VACPA đối với 15 DNKT cho thấy còn nhiều tồn tại, ảnh hưởng đến chấ t l ượ ng

3.1.4.Quan điểm hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm toán độc lập ở Việt Nam

toán độc lập ở Việt Nam

Thứ nhất, việc hoàn thiện kiểm soát CLKT của KTĐL ở Việt Nam phải được tiến hành trên cơ sở tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực tế hoạt động KTĐL ở

Việt Nam.

Ngành KTĐL của Việt Nam tính đến nay chỉ mới phát triển được trên 20 năm còn khá non trẻ so với lịch sử phát triển hoạt động kiểm toán gần 200 năm của thế giới. CLKT còn có sự cách biệt đáng kể giữa các DNKT.

Thị trường kiểm toán Việt Nam tuy phát triển nhanh (doanh thu năm 2012 tăng 3,24 lần so với năm 2007 và tăng 1,24 lần so với năm 2011) nhưng chưa lớn (nếu so với các quốc gia phát triển). Tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày

càng gay gắt, ảnh hưởng tiêu cực đến CLKT. Dù đặc điểm nghề nghiệp kiểm toán là phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội, nhưng DNKT cũng như các DN khác là cần phải có lợi nhuận để tồn tại. Sự cạnh tranh để dành thị phần là điều không thể tránh khỏi.

Đội ngũ KTV hành nghề phát triển nhanh (tốc độ tăng của năm 2012 so với 2007 là 1,7 lần và 1,1 lần so với năm 2011) nhưng vẫn còn hạn chế so với nhu cầu xã hội. Trừ các DNKT lớn có số lượng KTV hành nghề cao, các DNKT nhỏ có số lượng KTV hành nghề rất thấp, nhiều trường hợp giám đốc DNKT mới thành lập là người vừa thi đỗ được cấp chứng chỉ KTV đủ điều kiện và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán nên chưa có kinh nghiệm. Tỷ số doanh thu trên số lượng KTV chênh lệch nhiều và khá thấp ở các DNKT của Việt Nam. Số lượng KTV khá ít nhưng phải đảm nhận khối lượng công việc quá lớn. Doanh thu của năm 2012 là 3.798.968 triệu tăng gấp gần 3,24 lần so với năm 2007, trong khi đó số lượng KTV chỉ tăng gấp 1,7 lần. Điều này cho thấy, áp lực đối với KTV là rất lớn, sai sót rất dễ xảy ra.

Môi trường pháp lý của Việt Nam chưa được hoàn chỉnh. Luật KTĐL đã được ban hành nhưng cần có các văn bản hướng dẫn thực hiện, đặc biệt là các văn bản về quy chế kiểm soát CL dịch vụ kiểm toán và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTĐL. Hệ thống các quy định pháp lý cũng như những CMKT và CMKiT có liên quan chưa được ban hành một cách đầy đủ, đồng bộ và còn nhiều bất cập đã ảnh hưởng đến CLKT của KTĐL cũng như chưa tạo điều kiện cho kiểm soát CL phát huy tác dụng.

Thứ hai, việc hoàn thiện kiểm soát CLKT của KTĐL, đặc biệt là kiểm toán BCTC phải nhằm nâng cao CLKT.

Hoàn thiện kiểm soát CL từ bên trong lẫn kiểm soát CL từ bên ngoài phải nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao CLKT.

Đối với kiểm soát CL từ bên ngoài, kết quả đạt được phụ thuộc rất lớn vào quy trình kiểm soát, người thực hiện kiểm tra, cách thức tổ chức kiểm tra, giám sát. Còn đối với kiểm soát CL từ bên trong, kết quả kiểm tra, giám sát phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm và mục tiêu kinh doanh của Ban giám đốc các DNKT. Việc xác định đúng mục tiêu kinh doanh (cung cấp dịch vụ kiểm toán với CL cao) là một

trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến sự sống còn của các DNKT. Đểđạt được mục tiêu kinh doanh dài hạn, mỗi DNKT cần xây dựng đội ngũ KTV có đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn đểđảm bảo và nâng cao CL dịch vụ. Bởi lẽ, nhân lực là yếu tố quyết định cho sự thành công của một chiến lược kinh doanh. CL nhân viên là CL dịch vụ, có được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có đủ năng lực chuyên môn, kỹ năng hành nghề, có văn hóa ứng xử, tác phong hiện đại và chuyên nghiệp, thì DNKT sẽđạt được mục tiêu đặt ra, sẽ có được dịch vụ kiểm toán CL cao. Thông qua khảo sát ở phần thực trạng cho thấy phần lớn các DNKT quy mô nhỏ tại Việt Nam hiện nay chưa xác định đúng mục tiêu kinh doanh dài hạn, mà thường có tư tưởng tạo ra lợi nhuận càng cao càng tốt trong một thời gian ngắn với nhiều cách thức khác nhau. Các thủ đoạn cạnh tranh thường dùng là không lành mạnh (như giảm giá phí kiểm toán, giảm CLKT, đưa tin thiếu trung thực về tình hình của chính công ty và công ty cạnh tranh...). Nhìn chung, các DNKT này chưa thông qua cạnh tranh để nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, cũng như phát triển nghề nghiệp kiểm toán. Do vậy, để nâng cao CL dịch vụ, DNKT cần xác định đúng mục tiêu kinh doanh là: Không ngừng nâng cao CL dịch vụ và đây là mục tiêu quan trọng nhất để phát triển bền vững, lâu dài.

Bên cạnh đó, theo kết quả nghiên cứu ở phần cơ sở lý luận và kết quả khảo sát thực tếở Việt Nam cho thấy, CL dịch vụ kiểm toán còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Quy mô DNKT, mức độ chuyên sâu trong kiểm toán, nhiệm kỳ của KTV, giá phí kiểm toán, phạm vi của dịch vụ phi kiểm toán cung cấp, phương pháp luận kiểm toán và tính cách của KTV, kiểm soát CL dịch vụ cung cấp. Do vậy, giải pháp hoàn thiện kiểm soát CL còn cần phải tác động đến các yếu tố nói trên đểđạt được mục đích cuối cùng là nâng cao CLKT.

Kiểm toán là một nghề nghiệp đặc biệt, mà thực chất là một loại hình dịch vụ đảm bảo và mục đích của dịch vụ nhằm nâng cao tính đáng tin cậy của thông tin nhờđó bên thứ ba có thểđưa ra quyết định của mình.

Muốn đạt được mục đích trên, CL hoạt động kiểm toán phải được kiểm soát chặt chẽ. kiểm soát CL ngoài việc giúp sản phẩm kiểm toán đạt CL, còn giúp đạt được mục tiêu của DNKT, của nghề nghiệp với điều kiện kiểm soát CL phải là một nhân tố cấu thành trong một cơ chế hoàn chỉnh chứ không đứng riêng rẽ hay chắp vá.

Việc kiểm soát CL không chỉđược thực hiện bởi các DNKT và mà còn được tiến hành bởi hội nghề nghiệp hoặc các cơ quan chức năng có liên quan.

Đứng ở góc độ DNKT, kiểm soát CL là quá trình KTV độc lập và DNKT thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát CL đối với toàn bộ hoạt động kiểm toán của DNKT và đối với từng cuộc kiểm toán. Kiểm soát CL hoạt động kiểm toán không chỉ nhằm nâng cao CL dịch vụ mà còn là một biện pháp hữu hiệu để hạn chế rủi ro, thiệt hại phát sinh liên quan đến các vụ kiện tụng pháp lý của khách hàng đối với DNKT.

Đứng trên góc độ xã hội, do kết quả KTĐL là cơ sởđể người sử dụng ra các quyết định có liên quan. Vì vậy để đảm bảo CLKT, việc kiểm soát CL này không thể chỉ được thực hiện bởi DNKT mà còn cần được thực hiện bởi các tác nhân bên ngoài.

Việc kiểm soát CL từ bên trong và bên ngoài về bản chất đều nhắm đến mục tiêu chung là: dịch vụ kiểm toán đạt CL. Muốn vậy, bản thân DNKT phải xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn CL như: chính sách và thủ tục kiểm soát CL dịch vụ của các DNKT đểđảm bảo tất cả các dịch vụđặc biệt là dịch vụ kiểm toán và các cuộc kiểm toán đều được tiến hành phù hợp với quy định của pháp luật và các CM nghề nghiệp; Đánh giá tình hình tuân thủ các quy định và các CM nghề nghiệp trong việc thực hiện dịch vụ kiểm toán; và phát hiện những tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục. Còn kiểm soát CL từ bên ngoài thực chất là nhằm xem xét và thúc đẩy việc tuân thủ các tiêu chuẩn đã được xác lập. Mục đích cuối cùng của việc kiểm soát CL là nhằm nâng cao CL hoạt động kiểm toán mà suy đến cùng là nhằm góp phần công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán. CL hoạt động kiểm toán dưới các góc độ khác nhau sẽ có đặc điểm khác nhau. Dưới góc độđơn vị được kiểm toán, ngoài việc phát hiện các sai phạm trọng yếu, cuộc kiểm toán có CL là khi KTV đưa ý kiến tư vấn, góp ý về những khiếm khuyết nhằm giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Dưới góc độ của DNKT, một cuộc kiểm toán có CL là khi KTV và DNKT tuân thủđầy đủ CM nghề nghiệp, tuân thủ các quy trình, các thủ tục do DNKT thiết lập nhằm quản trị rủi ro mà mang lại lợi nhuận. Dưới góc độ người sử dụng BCKT trong xã hội, CLKT được đo lường bởi sự phát hiện các khiếm khuyết trên BCTC,

phát hành báo cáo thích hợp nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng về tính trung thực hợp lý của thông tin để họ có thể ra quyết định thích hợp. Vì vậy, phương hướng hoàn thiện kiểm soát CLKT của KTĐL ở Việt Nam phải nhắm đến thỏa mãn các nội dung này.

Thứ ba, việc hoàn thiện kiểm soát CLKT của KTĐL ở Việt Nam trên cơ sở

tham khảo có chọn lọc nội dung các quy định về kiểm soátCL đối với dịch vụ kiểm toán của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và sự toàn cầu hoá các thị trường tài chính đòi hỏi các quy định liên quan nghề nghiệp kiểm toán Việt Nam nói chung và hệ thống kiểm soát CL hoạt động KTĐL nói riêng phải được xây dựng trên cơ sở thông lệ, CM quốc tế hay CM được quốc tế thừa nhận. Điều này giúp các thông tin kinh tế, tài chính được kiểm toán có độ tin cậy cao và được quốc tế thừa nhận. Muốn vậy, quan điểm chung cho việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm soát CLKT của KTĐL ở Việt Nam là tuân thủ các thông lệ chung trên thế giới, từ đó giúp KTĐL hội nhập vào kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán độc lập. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 102 - 106)