Thứ nhất, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phân công nhiệm vụ cho các KTV theo hướng chuyên sâu, chuyên môn hoá theo lĩnh vực, loại hình DN đượ c ki ể m

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán độc lập. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 147 - 149)

toán; Tổ chức của mỗi phòng kiểm toán phải bảo đảm về số lượng, cơ cấu, CL KTV để mỗi phòng có thể tổ chức được nhiều nhóm kiểm toán. Việc tổ chức theo hình thức chuyên sâu sẽ giúp cho KTV kịp thời nắm bắt được các vấn đề

trọng yếu trong lĩnh vực được phân công, đồng thời giảm thiểu được thời gian kiểm toán, đặc biệt là nắm bắt, đánh giá được rủi ro trọng yếu, nâng cao CLKT. Tuy nhiên, cũng nên chuyên sâu theo hình thức trung hạn và có sự chuyển đổi theo chu kỳ ít nhất là 3 đến 5 năm để bảo đảm tính khách quan trong công tác kiểm toán.

- Thứ hai, tổ chức nghiên cứu, xây dựng để ban hành mới và hoàn thiện các quy định làm cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán, như: + Hệ thống CMKiT phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế ở Việt Nam; + Hệ thống quy trình kiểm toán của KTĐL phù hợp với đặc thù từng lĩnh vực kiểm toán chuyên ngành; +Quy chếđạo đức nghề nghiệp KTV; + Hệ thống biểu mẫu hồ sơ kiểm toán, đặc biệt là mẫu biểu về kế hoạch kiểm toán, giấy tờ làm việc của KTV;

+ Quy trình, quy chế kiểm soát CLKT;

+ Tiêu chuẩn KTV chính, trưởng phòng kiểm toán;

- Thứ ba, xây dựng và áp dụng cẩm nang kiểm soát chất lượng kiểm toán.

KTĐL cần biên soạn một quyển cẩm nang chi tiết hoặc sách hướng dẫn (sổ tay) kiểm soát CLKT. Cuốn cẩm nang phải được xây dựng dựa trên các CMKiT quốc tế, phù hợp với điều kiện thực tiễn hoạt động, yêu cầu quản lý hoạt động kiểm toán của KTĐL Việt Nam.

Cẩm nang bao hàm các nội dung cơ bản sau: mục tiêu kiểm soát, yêu cầu kiểm soát và các hình thức kiểm soát CLKT; các cấp độ và trách nhiệm của mỗi cấp độ kiểm soát CLKT; quy trình và phương pháp kiểm soát CLKT; các ví dụ điển hình về kiểm soát CLKT trong các trường hợp cụ thể.

- Thứ tư, đổi mới cách thức tổ chức cuộc kiểm toán theo hướng tổ, nhóm kiểm toán có quy mô nhỏ; giao nhiệm vụ kiểm toán theo phòng, Trưởng phòng phụ trách nhiều nhóm kiểm toán nhằm gắn liền trách nhiệm liên tục của Trưởng phòng về quản lý hành chính và quản lý chuyên môn trong thời gian kiểm toán

và sau kiểm toán; tăng cường trách nhiệm và tạo điều kiện cho chủ nhiệm kiểm toán và KTV trong việc kiểm soát CL các cuộc kiểm toán.

Quy mô kiểm toán bao gồm: số lượng các cuộc kiểm toán mà KTĐL, một đơn vị hay một cá nhân phải thực hiện hay tham gia trong một năm; quy mô của cuộc kiểm toán hay khối lượng công việc phải thực hiện trong một cuộc kiểm toán. Những vấn đềđó ảnh hưởng đến sự kiểm soát của cấp trên đối với cấp dưới và tự kiểm soát của cá nhân thực hiện nhiệm vụđược giao. Đối tượng kiểm toán có tính chất phức tạp, có rủi ro cao đòi hỏi phải tăng cường kiểm soát CLKT ở mọi khâu, mọi cấp. Vì vậy, việc tổ chức các cuộc kiểm toán có quy mô nhỏ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm soát CLKT, phù hợp với điều kiện, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, KTV hiện nay.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán độc lập. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 147 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)