Nhân tố bên ngoà

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán độc lập. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 35 - 37)

- Sáu là, giao việc và kiểm tra, kiểm soát

1.2.2.1.Nhân tố bên ngoà

(1) Mc tiêu kim toán ca khách hàng

Khách hàng là người sử dụng đầu tiên kết quả của kiểm toán, họ cũng chính là người ký kết hợp đồng với công ty kiểm toán, cung cấp thông tin, số liệu tài chính để kiểm toán thực hiện dịch vụ kiểm toán. Mục đích kiểm toán giữa các công ty cũng khác nhau. Đối với một số khách hàng mà mục tiêu kiểm toán BCTC chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu luật định hoặc một mục tiêu nào đó thì họ sẽ chỉ quan tâm đến vấn đềđó mà thôi. Ngoài ra đối với phần lớn các khách hàng khác, họ sử dụng dịch vụ kiểm toán với mục đích tích cực, ngoài các sai sót phát hiện, họ còn mong muốn kiểm toán đưa ra ý kiến để họ hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá hiệu quả... Chính yêu cầu này sẽ tạo áp lực buộc công ty kiểm toán cải thiện hoạt động để nâng cao CLKT.

(2) Yêu cu ca người s dng trong xã hi

Nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán trong xã hội ngày càng nhiều và càng cao. Yêu cầu của người sử dụng trong xã hội sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến CLKT. Nếu người sử dụng có yêu cầu cao về CLKT, họ sử dụng BCKT để ra quyết định kinh tế, họ sẽ gây áp lực để công ty kiểm toán nâng cao CL dịch vụ. Ngược lại, nếu người sử dụng không thực sự quan tâm đến BCKT khi ra các quyết định, thì họ sẽ không tạo áp lực buộc các công ty kiểm toán phải nâng cao CL.

(3) Các chuẩn mực, các quy định pháp lý và các quy định của hội nghề nghiệp

Việc ban hành đầy đủ và công bố các quy định pháp lý, các chuẩn mực kế toán, kiểm toán và các quy định khác ảnh hưởng rất lớn đến CL hoạt động kiểm toán, vì nó chính là cơ sởđể buộc các KTV và công ty kiểm toán hoàn thiện CLKT, đáp ứng yêu cầu pháp lý. Luật KTĐL ra đời đã làm thay đổi cái nhìn của xã hội về kiểm toán.

Lịch sử phát triển nghề nghiệp kiểm toán cho thấy, không ít trường hợp các sai phạm của KTV và công ty kiểm toán xuất phát từ các khiếm khuyết trong chuẩn mực kế toán, kiểm toán.

Nói cách khác, sự khiếm khuyết của chuẩn mực và các quy định chính là nơi mà giúp cho các gian lận phát sinh.

(4) S cnh tranh trên th trường

Kallapur et al, 20101 cho rằng nếu mức độ cạnh tranh giữa các công ty quá lớn sẽ làm giảm CLKT. Khi có sự cạnh tranh cao, các công ty buộc phải giảm giá phí, buộc phải thỏa hiệp với khách hàng để giữ khách hàng, điều đó làm giảm CLKT. Giá phí quá thấp sẽ không đủ kinh phí để thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán, bỏ qua nhiều khâu soát xét quan trọng, dẫn đến CLKT không đảm bảo.

(5) T chc kim soát cht lượng t bên ngoài

Đạt được CL là quá trình lâu dài và phức tạp. Muốn nâng cao CL, không thể chỉ có vai trò của của công ty kiểm toán mà cần có sự kiểm soát từ bên ngoài. Kiểm soát CL từ bên ngoài chặt chẽ sẽ thúc đẩy các công ty kiểm toán nâng cao CL, giảm thiểu các bất cập, giúp hài hoà lợi ích của công chúng và sự phát triển của hoạt động kiểm toán. Cơ chế kiểm toán quản lý CL hữu hiệu sẽ đảm bảo cho sự phát triển có CL và hiệu quả của hoạt động kiểm toán. Kiểm soát CL từ bên ngoài không chỉ do nghề nghiệp đảm nhận, mà đó là quá trình kiểm soát của các cơ quan chức năng, của toàn xã hội.

1

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán độc lập. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 35 - 37)