- Số lượng khách hàng kiểm toán, số lượng BCKT theo từng loại chấp nhận (toàn phần, từng phần…)
b) Thực trạng kiểm soát kỹ thuật: Báo cáo kết quả kiểm tran ăm 2012 của VACPA đối với 15 DNKT cho thấy còn nhiều tồn tại, ảnh hưởng đến chấ t l ượ ng
3.1.2. Sự cần thiết hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm toán độc lập ở Việt Nam
toán độc lập ở Việt Nam
KTĐL là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường với vai trò làm tăng độ tin cậy cho thông tin tài chính, là cơ sở cho các bên tiến hành các giao dịch kinh tế. Sản phẩm của KTĐL là những thông tin kinh tế tài chính đã được các KTV có đủ năng lực và độc lập xác nhận về mức độ phù hợp với các CM đã được thiết lập vì vậy nó là căn cứ quan trọng cho các bên thứ ba như cổđông, nhà đầu tư, ngân hàng... đưa ra các quyết định kinh tế. Một nền kinh tế phát triển lành mạnh với các kênh cung cấp vốn từ TTCK và ngân hàng đòi hỏi phải được cung cấp các dịch vụ kiểm toán có CL cao.
Trong những năm gần đây, việc khá nhiều công ty bị phá sản, trong đó có những trường hợp là do lỗi của DNKT không còn là những vấn đề xa lạ. Các trường hợp điển hình là Enron, WorldCom, Global Crossing, Adelphia Communications, HH Tyco, Vivendi… cùng với rất nhiều công ty có quy mô nhỏ hơn. Sự thất bại của các DNKT trong các hợp đồng kiểm toán này đã làm suy giảm đáng kể niềm tin của công chúng vào nghề nghiệp kiểm toán.
Sự thất bại ở các cuộc kiểm toán nêu trên do nhiều nguyên nhân, trong đó một nguyên nhân hết sức quan trọng là do việc kiểm soát CL hoạt động kiểm toán còn nhiều bất cập. Chính vì vậy, đầu thế kỷ 21, các quốc gia trên thế giới đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao CL hoạt động kiểm toán trong đó tăng cường kiểm soát CL từ bên ngoài và bên trong là những biện pháp quan trọng nhất.
Tại Việt Nam, TTCK đã hình thành và phát triển mạnh trong những năm gần đây. Để ổn định TTCK, một trong những biện pháp không thể thiếu là thông
tin cung cấp phải trung thực. Muốn vậy, dịch vụ kiểm toán phải đảm bảo CL, nói cách khác, CL của dịch vụ kiểm toán là mối quan tâm của các đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC. Vấn đềđặt ra là kiểm soát CL hoạt động kiểm toán như thế nào đểđảm bảo KTV độc lập và DNKT thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát CL đối với toàn bộ hoạt động kiểm toán của DNKT và đối với từng cuộc kiểm toán.
Vai trò của KTĐL, đặc biệt là kiểm toán BCTC của các đơn vị có lợi ích công chúng ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên sẽ là mối lo ngại lớn nếu chính các ý kiến của KTV hành nghề về BCTC thiếu sự cẩn trọng hoặc có sự thông đồng, tiếp tay của KTV với DN nhằm công bố các thông tin sai lệch tới các nhà đầu tư.
Mặt khác do nhu cầu kiểm toán ngày càng lớn, các DNKT ở Việt Nam hiện nay đang trong tình trạng quá tải về khối lượng công việc, sẽ dẫn đến những bất cẩn. Trong bối cảnh uy tín có thể chưa được coi là vấn đềđặt ra hàng đầu đối với các DNKT và KTV do thiếu nguồn lực, càng cần thiết phải có sự kiểm soát chặt chẽ CLKT.
Vì vậy tăng cường kiểm soát CL hoạt động KTĐL của Việt Nam từ bên trong và bên ngoài là cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm tránh tình trạng hoạt động kiểm toán chỉ mang tính hình thức và bắt buộc. Việc tăng cường kiểm soát CL sẽ giúp nâng cao ý thức của các DNKT và KTV trong việc đảm bảo CLKT, thông qua việc tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc các quy định của CMKiT, thể hiện tính chuyên nghiệp và trách nhiệm nghề nghiệp của DNKT và KTV trước xã hội.
Lịch sử phát triển nghề nghiệp kiểm toán cho thấy việc kiểm soát là một bộ phận quan trọng, then chốt trong việc giúp nâng cao CLKT, đáp ứng mong đợi của người sử dụng. Đặc biệt đểổn định và phát triển TTCK, kiểm soát CL của BCTC đã được kiểm toán là một phương tiện giúp giảm thiểu rủi ro, tăng cường lòng tin của công chúng vào các thông tin niêm yết trên TTCK.