- Số lượng khách hàng kiểm toán, số lượng BCKT theo từng loại chấp nhận (toàn phần, từng phần…)
b) Thực trạng kiểm soát kỹ thuật: Báo cáo kết quả kiểm tran ăm 2012 của VACPA đối với 15 DNKT cho thấy còn nhiều tồn tại, ảnh hưởng đến chấ t l ượ ng
3.3.2.1. Xác định tổ chức kiểm tra, giám sát
Tùy thuộc vào từng quốc gia, việc kiểm soát CL từ bên ngoài có thể do các tổ chức khác nhau thực hiện. Các cơ quan chịu trách nhiệm liên quan đến kiểm soát CL có thể là Hội nghề nghiệp, Ủy ban quốc gia về kiểm toán hay cơ quan chức năng của Nhà nước. Nguyên tắc chung là: nếu tổ chức nghề nghiệp phát triển mạnh, KTV hành nghề theo quy định của pháp luật bắt buộc phải là hội viên của tổ chức nghề nghiệp và tổ chức nghề nghiệp ban hành các CM nghề nghiệp và kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề của KTV (như Anh, Úc). Đối với các nước này, nhà nước sẽ chỉ giới hạn vai trò của mình trong việc ban hành khuôn khổ pháp lý và kiểm tra giám sát đối với các DNKT được chấp thuận kiểm toán các đơn vị là các tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và các đơn vị có lợi ích công chúng khác. Ngược lại, ở các nước nếu tổ chức nghề nghiệp không đủ mạnh đểđảm nhận vai trò này, Nhà nước phải can thiệp sâu hơn bằng việc ban hành các văn bản pháp lý và phối hợp với tổ chức nghề nghiệp kiểm tra, giám sát chất lượng kiểm toán tất cả các DNKT, riêng đối với các tổ chức niêm yết, nhất thiết phải có sự kiểm soát của UBCK.
Với đặc điểm của Việt Nam (giống Mỹ, Anh, Úc…) là Nhà nước quản lý hoạt động KTĐL, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán chưa đủ mạnh, vì vậy việc kiểm tra, giám sát từ bên ngoài cần có sự kết hợp giữa cơ quan chức năng của Nhà
nước và tổ chức nghề nghiệp. Theo đó, BTC cần thực hiện chức năng chủđạo trong việc ban hành và kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực KTĐL có sự phối hợp với tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán. Dù vai trò của Hội nghề nghiệp tuy đã được nâng cao, đặc biệt là từ khi có quyết định của BTC chuyển giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán và kiểm soát CL dịch vụ kiểm toán, thế nhưng, nếu không có sự can thiệp của Nhà nước, Hội nghề nghiệp không thể tự kiểm soát toàn bộ hoạt động kế toán và kiểm toán. Vấn đề này đã được chứng minh thông qua thực tiễn của Hoa Kỳ. Trước năm 2002, Hoa Kỳ vẫn theo mô hình tự kiểm soát, trong đó Hội nghề nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong việc ban hành các chuẩn mực và kiểm soát CL hoạt động KTĐL. Vào năm 2000, hàng loạt các công ty lớn bị sụp đổ, trong đó có lỗi của các DNKT. Năm 2002, Quốc hội Hoa Kỳđã phê chuẩn Đạo luật Sarbanes-Oxley, từđó, Nhà nước đã can thiệp vào hoạt động kiểm toán, thông qua việc đưa ra các quy định về kiểm soát CL và tổ chức kiểm tra, giám sát CLKT của DNKT thực hiện kiểm toán các tổ chức niêm yết.
Tại Việt Nam, trong tương lai, BTC vẫn phải tiếp tục đóng vai trò chủ yếu trong quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực KTĐL, thể hiện ở các vấn đề chính sau đây:
+ Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động KTĐL ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế;
+ Ban hành quy chế kiểm soát CL hoạt động KTĐL;
+ Kiểm soát CL hoạt động KTĐL, có sự phối hợp với tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán (VACPA) để thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát;