Ban hành Thông tư mới về các CMKiT theo Luật ban hành văn bản pháp luật thay thế các CMKiT đã ban hành.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán độc lập. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 138 - 142)

luật thay thế các CMKiT đã ban hành.

Việc tiếp tục nghiên cứu cập nhật các CMKiT nhưđã nêu trên là hết sức cần thiết để hoàn thiện hệ thống CMKiT cho phù hợp với CMKiT quốc tế hiện hành để làm cơ sởđể kiểm soát CL hoạt động kiểm toán.

3.3.2.6. Hoàn thin h thng chun mc kế toán Vit Nam và các chính sách tài chính - cơ sđánh giá vic lp và trình bày BCTC ca các doanh nghip sách tài chính - cơ sđánh giá vic lp và trình bày BCTC ca các doanh nghip

Kiểm toán BCTC là công việc chủ yếu trong hoạt động KTĐL. Kiểm toán BCTC là việc thu thập và đánh giá các thông tin tài chính nhằm xác định và báo cáo về sự phù hợp của thông tin này với CMKT và các chính sách tài chính. Điều này cho thấy rằng cơ sở để đưa ra ý kiến kiểm toán phụ thuộc rất lớn vào căn cứ của BCTC đó là hệ thống CMKT và các chính sách tài chính.

Từ năm 1999 đến 2001 Việt Nam đã ban hành tất cả 26 CMKT trong 5 đợt, đến nay theo CMKT quốc tế, tất cả 26 CMKT này đã được bổ sung, sửa đổi đồng thời ban hành thêm các CMKT mới.

Những năm qua có rất nhiều thay đổi quan trọng trong công tác kế toán và lập BCTC, các tổ chức ban hành CMKT quốc tếđang cố gắng hài hoà các nguyên tắc kế toán được thừa nhận của Mỹ (US GAAP) và CMKT quốc tế (gồm 2 loại: CMKT quốc tế (IAS) và Chuẩn mực lập và trình bày BCTC quốc tế (IFRS). Liên minh Châu Âu đang yêu cầu tất cả các công ty được niêm yết của các nước là thành viên của EU phải áp dụng IAS và IFRS trước năm 2005, và nhiều quốc gia ban hành Chuẩn mực quốc gia của mình theo hướng gần với CMKT quốc tế. Tuy nhiên, CMKT quốc tếđang trong quá trình bổ sung, sửa đổi, xây dựng trên cơ sở nền kinh tế thị trường phát triển cao, quy định cho khu vực DN tư nhân là chủ yếu. Ở Việt Nam, nền kinh tế thị trường còn đang trong quá trình chuyển đổi, khu vực DNNN còn chiếm vị trí chủđạo trong nền kinh tế, mối quan hệ giữa CMKT với pháp luật về thuế và cơ chế tài chính còn mang nhiều nét đặc thù, lại đòi hỏi phải xây dựng, ban hành CMKT không xảy ra xung đột về mặt pháp lý với những quy định trong các Luật thuế và chính sách tài chính trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. CMKT Việt Nam không quy định các nội dung mà nền kinh tế Việt Nam chưa có hoặc chưa đạt đến trình độ tiếp cận, chưa phát sinh hoặc chưa trở thành phổ biến ở Việt Nam. Vì thế, chỉ nên đưa vào CMKT những vấn đề chung, có tính chất bao trùm và những nội dung mà Việt Nam đã có quy định phù hợp hoặc căn bản phù hợp với nội dung của IFRS. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Việt Nam cần từng bước sửa đổi, bổ sung các CMKT đã ban hành đồng thời nghiên cứu, công bố thêm các CMKT cho phù hợp. Đặc điểm này đã chi phối đến thứ tự ưu tiên trong việc lựa chọn các CMKT để soạn thảo và công bố. Điều đó cũng đã được xác định rõ trong Quyết định số 38/2000/QĐ-BTC ngày 14/3/2000 của BTC về việc ban hành và công bố áp dụng hệ thống CMKT Việt Nam là dựa trên cơ sở CMKT quốc tế phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam, phù hợp với hệ thống luật pháp, trình độ, kinh nghiệm kế toán của Việt Nam.

Khảo sát thực trạng kiểm soát CLKT BCTC cho thấy, các sai phạm của kiểm toán trong thời gian qua, bên cạnh nguyên nhân chủ quan còn có nguyên nhân từ các bất cập của CMKT, chính sách tài chính hay thiếu sự hướng dẫn đối với các vấn đề kế toán phức tạp. Do vậy, để giúp nâng cao CLKT, có cơ sở để phân định rõ

ràng đúng, sai của KTV và DNKT. Vì vậy cần thiết sửa đổi, bổ sung các CMKT cho minh bạch hơn, rõ ràng và tránh sự hiểu khác nhau giữa các bên về cùng một vấn đề trong CMKT. Đồng thời cần quy định thống nhất việc lập và trình bày BCTC của các DN nói chung phải trên cơ sở CMKT và chỉ trên cơ sở CMKT, tránh việc trình bày vừa trên cơ sở CMKT vừa trên cơ sở cơ chế tài chính, điều này làm mất đi tính có thể so sánh được của BCTC do việc xử lý khác nhau giữa cơ chế tài chính và CMKT. Thực tếđã chứng minh việc xử lý khác biệt giữa CMKT và cơ chế tài chính (về chênh lệch tỷ giá, về trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán,...) tạo ra kẽ hở cho các đơn vị lợi dụng để biến lãi thành lỗ hoặc lỗ thành lãi, dẫn đến sự thiếu minh bạch của BCTC và làm khó khăn cho KTV và DNKT khi đưa ra ý kiến, đồng thời cũng làm khó cho việc kiểm soát CL trong việc đánh giá sai, đúng về ý kiến kiểm toán. Vì thế BTC cần nhanh chóng nghiên cứu ban hành mới một số CMKT còn thiếu, như: Các CMKT liên quan đến “Phúc lợi nhân viên”; “Kế toán các khoản viện trợ của Chính phủ và Trình bày Thông tin về Hỗ trợ Chính phủ”; “BCTC trong các nền kinh tế siêu lạm phát”; “Công cụ Tài chính”; “Tổn thất tài sản”; “Thanh toán bằng cổ phiếu”; “Tài sản dài hạn nắm giữđể bán và hoạt động không liên tục”; “Khai thác và đánh giá tài nguyên khoáng sản”, “nông nghiệp”,... Thực tế hoạt động kinh tếđã phát sinh nhiều các giao dịch và nghiệp vụ liên quan đến các CM này nhưng Việt Nam chưa có CMKT hướng dẫn nên thực hiện theo cách hiểu của từng DN, vì vậy trên thực tế còn phát sinh việc xử lý khác nhau về cùng một vấn đề, gây ra những tranh cãi không đáng có về tính trung thực của BCTC và độ tin cậy của ý kiến kiểm toán.

Ngoài việc ban hành thêm các CMKT còn thiếu cho phù hợp với thông lệ quốc tế, cần có xử lý và hướng dẫn cụ thể hơn đối với các ước tính kế toán, đặc biệt là dự phòng giảm giá các khoản đầu tư, dự phòng phải thu khó đòi, hạch toán chênh lệch tỷ giá, trích lập dự phòng trợ cấp mất việc làm … Các hướng dẫn này trong các năm qua còn có sự khác biệt giữa CMKT và chính sách tài chính. Vì vậy cần nghiên cứu CMKT quốc tếđể quy định cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam để thực hiện thống nhất giữa các DN nhằm tránh việc KTĐL đưa ra ý kiến ngoại trừ khi kiểm toán BCTC của DN.

Việc hoàn thiện hệ thống CMKT Việt Nam cần tôn trọng CMKT quốc tế, tuy nhiên chú ý đến việc sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu nhằm đảm bảo không chỉ những người hành nghề kế toán, kiểm toán mà các chủđầu tư, cổđông, chủ sở hữu DN có thể hiểu để làm cơ sở đánh giá, giám sát tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của DN; Chú trọng vào việc trình bày thông tin bổ sung trong BCTC đặc biệt là các nghiệp vụ ngoài bảng cân đối kế toán; Tăng cường sử dụng giá trị hợp lý trong trường hợp có thể nhằm nâng cao tính hữu dụng của thông tin tài chính cho việc ra quyết định kinh tế.

3.3.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện đối với các đơn vịđược kiểm toán

3.3.3.1. Xác định rõ trách nhim ca bn thân đơn v được kim toán trong vic nâng cao cht lượng hot động kim toán, đặc bit là kim toán BCTC trong vic nâng cao cht lượng hot động kim toán, đặc bit là kim toán BCTC

CMKiT số 200- Mục tiêu tổng thể của KTV và DNKT khi thực hiện theo CMKiT Việt Nam (điểm (j) đoạn 13) quy định: Ban Giám đốc và Ban quản trị phải hiểu và thừa nhận rằng để làm cơ sở cho việc thực hiện một cuộc kiểm toán theo các CMKiT Việt Nam thì Ban Giám đốc và Ban quản trị có trách nhiệm: (i) Đối với lập và trình bày BCTC phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng; (ii) Đối với kiểm soát nội bộ mà Ban Giám đốc và Ban quản trị xác định là cần thiết đểđảm bảo cho việc lập và trình bày BCTC không còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn; (iii) Cung cấp cho KTV: Quyền tiếp cận với tất cả các tài liệu, thông tin mà Ban Giám đốc và Ban quản trị nhận thấy có liên quan đến quá trình lập và trình bày BCTC hoặc theo yêu cầu của KTV và quyền tiếp cận không hạn chế đối với nhân sự của đơn vị được kiểm toán mà KTV thấy cần thiết để thu thập bằng chứng kiểm toán.

Đồng thời, CMKiT số 210 - Hợp đồng kiểm toán (đoạn 6) yêu cầu để xác định tiền đề của một cuộc kiểm toán, KTV và DNKT phải đạt được thỏa thuận với Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán về việc Ban Giám đốc hiểu và thừa nhận trách nhiệm của họ đối với việc lập và trình bày BCTC, đối với kiểm soát nội bộ trong việc cung cấp cho KTV các tài liệu, thông tin và quyền tiếp cận với nhân sự của đơn vị được kiểm toán như đã nêu trên. Các trách nhiệm này phải ghi rõ trong hợp đồng kiểm toán. Tuy nhiên đây mới chỉ là cơ sở để tiến hành

cuộc kiểm toán liên quan đến trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán hay còn gọi là “tiền đề của một cuộc kiểm toán” quy định trong CMKiT mà KTV phải đạt được thỏa thuận với đơn vị được kiểm toán nên trường hợp không đạt được thỏa thuận hoặc thỏa thuận này chỉ mang tính hình thức theo hợp đồng kiểm toán đã ký thì vẫn tiềm ẩn các gian lận, sai sót trong BCTC được kiểm toán. Vì vậy, pháp luật về DN và pháp luật về kế toán cần quy định rõ các trách nhiệm trên để Ban Giám đốc và Ban quản trịđơn vịđược kiểm toán bắt buộc phải triển khai để góp phần nâng cao CL của KTĐL; từ đó các đơn vị được kiểm toán cần phải thực hiện các công việc sau:

- Trước hết đơn vị được kiểm toán cần tổ chức bộ máy quản lý và hệ thống kiểm soát nội bộ sao cho có thể lập và trình bày trung thực, hợp lý BCTC, phản ánh

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán độc lập. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 138 - 142)