- Số lượng khách hàng kiểm toán, số lượng BCKT theo từng loại chấp nhận (toàn phần, từng phần…)
b) Thực trạng kiểm soát kỹ thuật: Báo cáo kết quả kiểm tran ăm 2012 của VACPA đối với 15 DNKT cho thấy còn nhiều tồn tại, ảnh hưởng đến chấ t l ượ ng
2.3.2.1. Thực trạng kiểm soát hồ sơ tại công ty kiểm toán
Trong các DNKT thì chủ thể thực hiện kiểm soát CLKT là ban giám đốc, bộ phận soát xét và bản thân các KTV được phụ trách nhóm kiểm toán tùy theo từng cấp độ soát xét.
Việc kiểm soát chất lượng hồ sơ kiểm toán được thực hiện ngay khi nhóm kiểm toán kết thúc cuộc kiểm toán, lập bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và gửi BCKT dự thảo cho khách hàng.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của kiểm soát CLKT đối với việc bảo đảm và nâng cao CLKT, ngay từ những ngày đầu thành lập ngành KTĐL, BTC đã xây dựng và triển khai nhiều chính sách về kiểm soát CLKT, trọng tâm là các cuộc kiểm toán. Đặc biệt là việc xây dựng hệ thống chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán và các văn bản
quản lý nội bộ làm cơ sở cho việc quản lý điều hành, kiểm soát CL và giám sát hoạt động kiểm toán; Hệ thống CMKiT và chương trình kiểm toán mẫu áp dụng chung cho một cuộc kiểm toán làm cơ sở cho quản lý hoạt động kiểm toán và kiểm soát CLKT. Tại từng DNKT đã ban hành quy chế hoạt động làm cơ sở cho việc kiểm tra được thuận lợi. Các DNKT đã thành lập bộ phận kiểm soát CLKT, những quy định này đã đặt nền móng ban đầu hết sức quan trọng đưa hoạt động KTĐL đi vào nề nếp, từng bước chuyên nghiệp.
Sau khi Luật KTĐL có hiệu lực thi hành, trên cơ sở tổng kết thực tiễn, đánh giá lại các văn bản về quản lý, điều hành hoạt động kiểm toán và yêu cầu của Luật KTĐL cũng như sự phát triển của KTĐL trong tương lai, KTĐL đã tập trung trí tuệ toàn ngành để kịp thời sửa đổi, bổ sung, xây dựng từ đầu và ban hành hàng loạt các văn bản mới theo thẩm quyền về tổ chức và hoạt động của KTĐL, đảm bảo sự phù hợp với quy định của Luật KTĐL.