- Hoạt động kiểm soát CLKT từ bên ngoài (ngoại kiểm) được tiến hành bởi các các cơ quan quản lý Nhà nước (Vụ CĐKT&KT, UBCK), các hội nghề nghi ệ p
1.3.1. Đối tượng kiểm soát chất lượng kiểm toán
Nói chung, để kiểm soát CL phải kiểm soát được mọi yếu tốảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo ra chất lượng. Như trên đã nói, CLKT chịu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, tạo nên môi trường kiểm soát CLKT. Bởi vậy, về nguyên tắc đối tượng của kiểm soát CLKT chính là các yếu tố có tác động, ảnh hưởng đến CLKT. Có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến CLKT thành hai nhóm chủ yếu: Nhóm yếu tố bên ngoài DNKT và nhóm yếu tố bên trong DNKT.
Nhóm yếu tố bên ngoài DNKT gồm các vấn đề liên quan đến tính độc lập của DNKT, như: địa vị pháp lý, cơ quan kiểm tra, cơ chế kiểm tra đối với DNKT.
Nhóm yếu tố bên trong DNKT thuộc về chủ quan của DNKT, như: cơ cấu tổ chức, cơ chế phân công, phân nhiệm; chính sách cán bộ, tiền lương; các quy định về chuyên môn nghiệp vụ về kiểm toán; trình độ và đạo đức nghề nghiệp của KTV… đây là những yếu tố “nội tại” của KTĐL, tác động trực tiếp, quyết định
đến CLKT của KTĐL. Những yếu tố này thuộc phạm vi điều chỉnh hoạt động của các DNKT nên bản thân các DNKT có thể kiểm soát được thông qua các chính sách, thủ tục.
Đầu vào cần phải kiểm soát: cơ sở pháp lý (các quy định, chính sách, thủ tục) cho tổ chức, quản lý và hoạt động kiểm toán (tổ chức, phân công, phân nhiệm, quy trình, CMKiT...); mục tiêu, định hướng, kế hoạch; nhân lực (cơ cấu, trình độ, đạo đức); các điều kiện vật chất đảm bảo cho hoạt động kiểm toán (nguồn lực tài chính, công nghệ, phương tiện, trang thiết bị...). Trong tiến hành hoạt động cần phải kiểm soát: quá trình thực hiện dịch vụ; các hoạt động quản lý, điều hành chuyên môn...
Đầu ra cần phải kiểm soát: các báo cáo, thông tin cung cấp cho cơ quan hữu quan, công chúng, khách hàng.
Trong các yếu tốảnh hưởng đến CLKT như: lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán, phát hành BCKT và lưu hồ sơ kiểm toán thì CLKT chủ yếu được quyết định bởi giai đoạn thực hiện kiểm toán. Từ đó có thể thấy, đối tượng kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTĐL là các hoạt động kiểm toán và quản lý, điều hành hoạt
hành hoạt động kiểm toán và việc thực hiện các chính sách, thủ tục đó trong các hoạt động kiểm toán (trong đó quan trọng nhất là cuộc kiểm toán). Phạm vi kiểm soát chất lượng kiểm toán là toàn bộ các hoạt động kiểm toán.
Mặt khác, cuộc kiểm toán do các KTV trực tiếp thực hiện; KTV là người trực tiếp thực hiện công việc theo các CMKiT, các cơ chế, chính sách và các quy định chuyên môn, nghiệp vụđã đề ra. Những chính sách của KTĐL có được thực hiện nghiêm, có hiệu lực, hiệu quả hay không, CLKT cao hay thấp phụ thuộc chủ yếu vào việc thực hiện trách nhiệm nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp của mỗi KTV. Từđó cho thấy, đối tượng quan trọng nhất trong kiểm soát CLKT nói chung và cuộc kiểm toán nói riêng chính là hoạt động nghiệp vụ kiểm toán của KTV trong việc tuân thủ các quy trình, chuẩn mực, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy, đối tượng và phạm vi kiểm soát CLKT chủ yếu và quan trọng nhất là quá trình thực hiện các giai đoạn của quy trình kiểm toán, gồm các bước: Chấp nhận, duy trì khách hàng và lập kế hoạch kiểm toán; Thực hiện kiểm toán; Kết thúc kiểm toán, lập BCKT và xử lý sau kiểm toán.