- Hệ thống kiểm tra, giám sát hiệu quả chưa cao đối với CLKT của các DNKT nói chung, trong đó có DNKT thực hiện kiểm toán BCTC của tổ chứ c niêm
3.3.2.3. Hoàn thiện quy chế kiếm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập
độc lập
Khoản 5 Điều 52 Luật KTĐL quy định BTC quy định quy chế kiểm soát CL dịch vụ kiểm toán, soát xét BCTC, thông tin tài chính và dịch vụ đảm bảo khác. Theo đó, trong thời gian tới, BTC sẽ ban hành quy chế kiểm soát CL dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo khác để thay thế quyết định 32/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007.
Để chính sách về kiểm soát CL có thể đi vào thực tế phải có đầy đủ nguồn lực để thực hiện. Như đã đề cập ở Chương 2, quy chế kiểm soát CL dịch vụ kiểm toán hiện hành áp dụng chung cho cả DNKT thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng và DNKT, tổ chức khác là chưa hợp lý. Điều này xuất phát trước hết từ nguồn lực của tổ chức kiểm tra, giám sát, theo số liệu thống kê, tính đến tháng 8/2013, số lượng DNKT đã đăng ký hành nghề là 155 công ty, trong đó khoảng 43 DNKT được kiểm toán cho công ty niêm yết. Con số này không phải là bất biến mà sẽ tăng theo thời gian. Nếu áp dụng quy định hiện hành (cứ mỗi 3 năm
phải kiểm tra một lần), có nghĩa mỗi năm cần phải kiểm tra khoảng 50 DNKT. Đây là con số rất lớn vì với nhân sự hiện nay, mỗi năm VACPA mới kiểm tra tối đa khoảng 30 - 35 công ty. Nếu mỗi năm phải kiểm tra đến 50 công ty, việc kiểm tra này sẽ khó đạt được CL. Kếđến, BCTC của các đơn vị có lợi ích công chúng được sử dụng rộng rãi bởi bên thứ ba, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của TTCK và thị trường OTC. Thông tin trên BCTC cần phải trung thực, công khai minh bạch. Việc kiểm soát CL hoạt động kiểm toán của các DNKT được chấp thuận phải ở tầm cao hơn so với các DNKT khác không được chấp thuận. Các quốc gia trên thế giới đều có chính sách kiểm soát CL khác nhau đối với hai đối tượng này. Tại Hoa kỳ, DNKT có cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các công ty đại chúng bắt buộc phải được kiểm tra bởi PCAOB. Còn kiểm soát CL cho các DNKT khác được giao cho tổ chức nghề nghiệp (AICPA) thông qua việc kiểm tra chéo. Mục tiêu của chương trình kiểm tra chéo (Peer Preview Program) của AICPA là đảm bảo CL dịch vụ kế toán và kiểm toán thông qua việc kiểm tra, giáo dục và đưa ra các biện pháp điều chỉnh. Tại Pháp, việc kiểm soát CL của CNCC được chia thành hai cấp: (i) Việc kiểm soát CL cho các DNKT không thực hiện kiểm toán cho các công ty không đại chúng do CNCC vùng thực hiện; (ii) Kiểm soát CL cho các công ty đại chúng và một số DN đặc biệt như tài chính, bảo hiểm sẽ do CNCC cấp quốc gia thực hiện có sự kết hợp với UBCK. Như vậy, có thể thấy rằng, do tầm quan trọng của thông tin tài chính của các đơn vị có lợi ích công chúng nên việc kiểm soát CL của các DNKT thực hiện kiểm toán cho các đơn vị có lợi ích công chúng và không phải là đơn vị có lợi ích công chúng sẽ khác nhau. Do vậy, cần hoàn thiện quy định hiện hành theo hướng cần phân biệt rõ yêu cầu, nội dung, quy trình và thời hạn kiểm tra, tiêu chuẩn kiểm tra viên cho DNKT thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng và đơn vị không có lợi ích công chúng.
Ví dụ: Đối với các DNKT thực hiện kiểm toán cho công ty đại chúng, do tính trung thực của thông tin tài chính ảnh hưởng rất lớn đến công chúng nên cần có sự kiểm tra chặt chẽ hơn. Cụ thể là người kiểm tra, ngoài thành viên từ VACPA có thể gồm các cán bộ nhân viên của BTC, UBCK. Từ năm 2010, lần đầu tiên UBCK cử người tham gia đoàn kiểm tra với VACPA. Sự phối hợp này
cần được tiến hành chặt chẽ hơn trong tương lai và thể chế hóa trong quy chế kiểm soát CL.
Để phù hợp với thông lệ Việt Nam, quy chế kiểm soát CL hoạt động KTĐL cần được bổ sung, sửa đổi cụ thể như sau:
Thứ nhất: Quy chế kiểm soát CL phải hoàn thiện theo hướng đạt được các yêu cầu cơ bản sau: