Đối với nhóm nhân tố bên trong Doanh nghiệp kiểm toán

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán độc lập. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 44 - 46)

- Hoạt động kiểm soát CLKT từ bên ngoài (ngoại kiểm) được tiến hành bởi các các cơ quan quản lý Nhà nước (Vụ CĐKT&KT, UBCK), các hội nghề nghi ệ p

1.4.1.1.Đối với nhóm nhân tố bên trong Doanh nghiệp kiểm toán

Mỗi DNKT, tùy theo đặc điểm hoạt động mà có những tiêu chí kiểm soát CLKT cụ thể khác nhau. Các tiêu chí kiểm soát CLKT của DNKT được biểu hiện cụ thểở các chính sách và thủ tục kiểm soát CLKT và các nội dung kiểm soát theo từng giai đoạn của cuộc kiểm toán.

Qua nghiên cứu chuẩn mực số 220 “kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán” và báo cáo kiểm tra của VACPA đối với các DNKT trong năm 2011, 2012 cho thấy, các DNKT thường áp dụng các tiêu chí kiểm soát CLKT sau:

- Kỹ năng và năng lực chuyên môn: KTV được giao nhiệm vụ phải có đủ trình độ nghiệp vụ, năng lực để đáp ứng được yêu cầu công việc và hoàn thành được trách nhiệm của mình.

- Tuân thủ nguyên tắc nghề nghiệp: KTV phải luôn có ý thức trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc nghề nghiệp, như: chính trực, độc lập, khách quan, thận trọng, bảo mật và chuẩn mực, quy trình chuyên môn, các quy định của KTĐL.

- Giao việc: Công việc kiểm toán chỉ được phân công cho những KTV được đào tạo, có đủ năng lực thực hiện, bảo đảm sự thích hợp giữa yêu cầu công việc và khả năng thực hiện của KTV.

- Chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát: Cần có sự hướng dẫn chu đáo, chỉ đạo và giám sát chặt chẽ ở mọi cấp độ để bảo đảm các công việc được thực hiện trôi chảy, đúng kế hoạch và CL, phù hợp với chuẩn mực, quy trình chuyên môn và các quy định của KTĐL. Việc chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát phải dựa vào: Kế

hoạch tổng thể cuộc kiểm toán; kế hoạch chi tiết cuộc kiểm toán; chương trình kiểm toán.

- Tham khảo ý kiến chuyên gia: Trong quá trình kiểm toán có thể gặp phải những vấn đề khó khăn, gây tranh cãi, khi đó cần phải lấy ý kiến tư vấn từ trong nội bộ (Phòng, nhóm kiểm toán) và chuyên gia.

- Bồi dưỡng kiến thức cho KTV: KTV phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và chính sách pháp luật phù hợp, cũng như những vấn đề đặc thù của đối tượng kiểm toán trước khi thực hiện cuộc kiểm toán.

- Lập kế hoạch kiểm toán: các công việc của cuộc kiểm toán đều phải được lập kế hoạch một cách chặt chẽ về mọi mặt, như: thời gian, nhân sự, chi phí… bao gồm cả kế hoạch tổng thể, chi tiết, kế hoạch cá nhân, tập thể.

- Sử dụng tài liệu của KTV khác: KTV độc lập phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài liệu của KTV khác, như: KTV nội bộ, KTV độc lập khác, chuyên gia chuyên ngành… đồng thời phải bảo đảm độ tin cậy khi sử dụng các tài liệu đó.

- Tài liệu hoá công việc và lưu trữ: Mọi công việc đều phải được chuẩn hoá thành các tài liệu chuyên môn và được công khai, phổ biến đến các KTV, được lưu trữ khoa học nhằm mục đích thuận tiện cho thực hiện nhiệm vụ, kiểm tra, kiểm soát và tổng hợp thông tin, hạn chế rủi ro.

- Kiểm tra, kiểm soát: các bước công việc của quy trình kiểm toán, các công việc phải thường xuyên được kiểm tra, kiểm soát theo các quy chế và thủ tục kiểm soát CLKT. Các thành viên trong nhóm kiểm toán phải tự kiểm tra, soát xét công việc mình làm; trưởng nhóm kiểm toán phải kiểm tra, soát xét công việc của các thành viên trong nhóm; trưởng phòng kiểm toán phải kiểm tra, soát xét công việc của các nhóm kiểm toán và các KTV thuộc phòng mình quản lý; trưởng phòng soát xét CLKT phải kiểm tra, soát xét công việc và hồ sơ của các báo cáo trước khi trình ký phát hành.

- Chuẩn mực về BCKT: biên bản kiểm toán, BCKT phải bảo đảm các chuẩn mực về BCKT có hiệu lực và phù hợp với các nguyên tắc, CMKiT được chấp nhận phổ biến.

1.4.1.2. Đối vi nhóm nhân t bên ngoài doanh nghip kim toán (thuộc về cơ quan quản lý), trong điều hành, giám sát hoạt động của KTĐL các đặc điểm

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán độc lập. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 44 - 46)