- Số lượng khách hàng kiểm toán, số lượng BCKT theo từng loại chấp nhận (toàn phần, từng phần…)
b) Thực trạng kiểm soát kỹ thuật: Báo cáo kết quả kiểm tran ăm 2012 của VACPA đối với 15 DNKT cho thấy còn nhiều tồn tại, ảnh hưởng đến chấ t l ượ ng
3.3.1.1. Doanh nghiệp kiểm toán xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống kiểm soát chất lượng cho toàn bộ hoạt động kiể m toán và các chính sách, th ủ t ụ c
kiểm soát chất lượng cho từng cuộc kiểm toán
Muốn CL nâng cao thực sự, trước hết từng DNKT phải hoàn thiện quy trình kiểm soát CL của mình. Kiểm soát CL hoạt động kiểm toán thực chất là quá trình KTV độc lập và DNKT thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát CL đối với toàn bộ hoạt động kiểm toán của DNKT và đối với từng cuộc kiểm toán. kiểm soát
CL hoạt động kiểm toán không chỉ nhằm nâng cao CL dịch vụ mà còn là một biện pháp hữu hiệu để xử lý các rủi ro phát sinh từ việc tranh chấp trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán là dịch vụ kinh doanh có điều kiện và mang tính chất tư vấn pháp lý cao. KTV phải làm việc trong khuôn khổ của các CM chuyên nghiệp và các qui định của pháp luật và nếu làm trái với những yêu cầu đó thì KTV sẽ bị phán xét. Để đáp ứng yêu cầu này, DNKT phải tựđề ra và triển khai qui trình kiểm soát CL toàn diện để có thể đảm bảo với chính công ty cũng như với xã hội rằng các CM cao nhất của nghề nghiệp luôn được tuân thủ và coi đây như là một “Chuẩn mực của công ty”. Các DNKT phải tổ chức kiểm soát CL cho đơn vị mình một cách phù hợp mới có thể đảm bảo CLKT. Đối với từng cuộc kiểm toán, DNKT phải thiết kế và duy trì các chính sách và thủ tục kiểm soát CL cho từng cuộc kiểm toán theo CMKiT số 220 - “kiểm soát CL hoạt động kiểm toán BCTC”; đối với toàn bộ hoạt động kiểm toán, DNKT phải thực hiện thiết kế và duy trì hệ thống kiểm soát CL theo VSQC1 - “kiểm soát CL doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét BCTC, dịch vụđảm bảo và các dịch vụ liên quan khác”. Ngoài CMKT số 220 - “kiểm soát CL hoạt động kiểm toán BCTC”, IFAC đã công bố CM quốc tế về “kiểm soát CL đối với dịch vụ kiểm toán và soát xét thông tin tài chính quá khứ, các dịch vụđảm bảo và dịch vụ liên quan khác” (ISQC số 1 có hiệu lực từ ngày 15/06/2005). Ở Việt Nam, các DNKT là hãng thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế đã thực hiện nghiêm ngặt các thủ tục kiểm soát CL trong nhiều năm qua theo yêu cầu bắt buộc của hãng kiểm toán quốc tế. Còn lại các DNKT khác chưa có cơ sở pháp lý, để triển khai thực hiện vì VSQC 1 mới được ban hành và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2014 (theo Thông tư số 214).
Nội dung chủ yếu của VSQC 1 là yêu cầu các DNKT thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát CL trong quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán, dịch vụđảm bảo và các dịch vụ liên quan khác, nhằm đảm bảo rằng DNKT và tất cả cán bộ nhân viên tuân thủ các CM nghề nghiệp, các quy định và yêu cầu của pháp luật. CM này yêu cầu DNKT phải xây dựng và tổ chức thực hiện kiểm soát CL toàn bộ hoạt động kiểm toán theo 6 yếu tố của hệ thống kiểm soát CL gồm: Trách nhiệm của BGĐ về CL trong DNKT; Chuẩn mực các quy định về đạo đức nghề nghiệp; Chấp nhận và duy trì quan hệ khách hàng và các hợp đồng dịch vụ cụ
thể; Nguồn nhân lực; Thực hiện hợp đồng; Giám sát. Triển khai thực hiện kiểm soát CL theo yêu cầu của các CMKiT số 220 và VSQC 1 của DNKT để tăng cường CLKT và cũng là để đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Luật KTĐL (điều 52), đó là: DNKT phải xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống kiểm soát CL dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo khác, các chính sách và thủ tục kiểm soát CL cho từng cuộc kiểm toán.
Quản lý CL hay kiểm soát CL bắt đầu ngay từ ngày làm việc đầu tiên của KTV và không kết thúc cho đến tận ngày làm việc cuối cùng của họ. Kiểm soát CL không phải là một công việc tách biệt mà là một quá trình liên tục và xuyên suốt nhằm củng cố mọi phương diện hoạt động của DNKT. Việc kiểm soát CL trong nội bộ của từng DNKT không thể thay thế cho việc kiểm tra của cơ quan chức năng. Trong lĩnh vực kiểm toán, việc thực hiện kiểm soát CL ngay từ khi bắt đầu công việc sẽ hiệu quả hơn rất nhiều là thực hiện điều này sau khi đã hoàn thành công việc. Qui trình kiểm soát CL gồm 7 bộ phận cấu thành, cũng là 7 công việc phải làm:
Thứ nhất: Phải đảm bảo tính độc lập, chính trực, khách quan
Độc lập là nguyên tắc hành nghề kiểm toán, là tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, là điều không thể thiếu được trong nghề kiểm toán. Nếu không độc lập thì công việc kiểm toán sẽ không được tin cậy, không có cơ sởđạo đức đểđảm bảo về lợi ích cho những người sử dụng thông tin tài chính được kiểm toán. Khi hành nghề, KTV phải thực sự vô tư, và làm cho người khác thấy mình vô tư, không liên quan đến các lợi ích bị coi là không phù hợp với tính trung thực, khách quan và tính độc lập khi KTV hành nghề.
Tính độc lập đề cập đến các mối quan hệ với khách hàng. KTV bị coi là không độc lập khi có quan hệ kinh tế, tài chính, quan hệ gia đình hoặc quan hệ khác với khách hàng. Nhưng độc lập không chỉ đơn giản như vậy, độc lập là trạng thái tâm lý, sự tự do quyết định những gì KTV tin tưởng nhất, có thể tự quyết đoán, không bị tác động, không bị khống chế hoặc bất kỳ sức ép từ bên ngoài nào. KTV phải được độc lập về tư tưởng, tư duy và phải hoàn toàn vững tâm. KTV phải không bị chịu sức ép kinh tế của việc phải giữ khách hàng hoặc là do thu phí cao.
KTV không được xem mình như là người làm công cho khách hàng, mà phải là một bên thứ ba độc lập, đang thực hiện công việc với chuyên môn tốt nhất.
DNKT và tất cả cán bộ nhân viên của mình phải tuân thủ các nguyên tắc về tính độc lập, chính trực, khách quan, bảo mật và qui định chung về tư cách nghề nghiệp. DNKT và cán bộ nhân viên không những phải thực sựđộc lập về tư tưởng mà còn phải độc lập về hình thức, tức là phải được người khác nhìn nhận là độc lập với khách hàng.
Quản lý CLKT thường bao gồm cả việc yêu cầu KTV và các trợ lý ký cam kết với DNKT về tính độc lập khi tham gia thực hiện kiểm toán tại khách hàng. DNKT thì ký xác nhận với khách hàng về tính độc lập của người phụ trách cuộc kiểm toán. Do môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp, DNKT cần luôn có các hướng dẫn, bổ sung cho KTV về cách duy trì tính độc lập.
Việc KTV và các trợ lý ký cam kết với DNKT về tính độc lập cần được thực hiện vào thời điểm phân công nhân sự tham gia vào nhóm kiểm toán và phải có biện pháp đảm bảo tính độc lập trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán tới khi hoàn thành cuộc kiểm toán.
DNKT ký xác nhận với khách hàng về tính độc lập của người phụ trách cuộc kiểm toán cần được thực hiện vào thời điểm gửi kế hoạch thực hiện kiểm toán cho khách hàng và phải có biện pháp đảm bảo tính độc lập trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán tới khi hoàn thành cuộc kiểm toán.
Thứ hai: Kỹ năng và năng lực chuyên môn
Các DNKT muốn cung cấp dịch vụ với CL cao thì phải tuyển chọn các nhân viên có kỹ năng và năng lực chuyên môn cao, phải thường xuyên duy trì, cập nhật và nâng cao kiến thức và phát triển các khả năng của họ một cách liên tục.
Trên thực tế, công tác kiểm soát CL thường phải bắt đầu bằng một chương trình tuyển dụng nhân viên toàn diện với các tiêu chuẩn tối thiểu được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng. Chương trình này đòi hỏi người thực hiện công tác tuyển dụng phải được đào tạo để có thể tuyển chọn được các nhân viên có đủ năng lực chuyên môn và phẩm chất phù hợp với yêu cầu của nghề nghiệp kiểm toán. Ngay sau khi tuyển chọn, nhân viên mới phải được đào tạo và việc đào tạo sẽ được tiếp tục trong suốt thời gian làm việc tại DNKT. Việc đào tạo có thểđược thực hiện thông
qua thực tế (đào tạo qua công việc) hoặc qua các khoá đào tạo chính thức về các chính sách và thủ tục của DNKT. Đào tạo chuyên môn thường là để có các bằng cấp chuyên nghiệp cũng rất cần thiết và khi đạt được các bằng cấp chuyên nghiệp thì phải tiếp tục tham gia các chương trình phát triển nghề nghiệp tiếp theo cao hơn mãi.
Thứ ba: Giao việc
Công việc kiểm toán phải được giao cho KTV được đào tạo và có đầy đủ kỹ năng và năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu thực tế. Trong môi trường kinh doanh phức tạp, tính năng động, yêu cầu về chuyên môn, các kiến thức về luật pháp… là rất khác nhau, luôn thay đổi. Điều đó đòi hỏi KTV phải có kinh nghiệm về từng lĩnh vực cụ thểđể có thể hiểu được rõ về lĩnh vực kinh doanh và BCTC của khách hàng.
Thứ tư: Hướng dẫn và giám sát
Công việc kiểm toán phải được chỉđạo, hướng dẫn, giám sát và soát xét ở tất cả các khâu để có sự đảm bảo hợp lý là công việc đã làm đáp ứng được các tiêu chuẩn về CL ngày càng cao hơn. Các KTV cấp cao nhất phải phân công công việc nhưng không thể chuyển giao trách nhiệm đối với toàn bộ công việc kiểm toán. Do đó, kế hoạch và công việc kiểm toán phải được kiểm tra, soát xét đầy đủ và tất cả các công việc đều phải được soát xét qua nhiều cấp độ.
Nếu việc lập kế hoạch và giám sát thực hiện tốt thì việc soát xét nhiều khi chỉ đơn thuần là việc xác nhận lại công việc yêu cầu đã được thực hiện hay chưa.
Thứ năm: Tham khảo ý kiến
Để đảm bảo CLKT, khi cần thiết KTV phải tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia trong và ngoài DNKT. Các chuyên gia được tham khảo ý kiến phải có hiểu biết sâu sắc về chuyên ngành có liên quan cần tham khảo và phải có cách nhìn khách quan, tổng quát về các vấn đề mà không bịảnh hưởng từ phía khách hàng.
Thứ sáu: Duy trì và chấp nhận khách hàng
DNKT phải đánh giá khách hàng tiềm năng và thường xuyên phải xem xét lại khách hàng hiện có của mình. Khi kiểm soát CL yêu cầu về duy trì và chấp nhận khách hàng và từng hợp đồng kiểm toán cụ thể, các DNKT cần xem, đánh giá:
Năng lực phục vụ khách hàng của DNKT và của KTV, tính độc lập của DNKT, tính chính trực của Ban lãnh đạo của khách hàng.
Khi xem xét việc duy trì và chấp nhận khách hàng, các DNKT cần thực hiện các thủ tục: Xem xét thông tin tài chính và các thông tin khác của khách hàng, trao đổi với bên thứ ba và KTV năm trước. Việc đánh giá các khách hàng hiện có và các khách hàng tiềm năng phải được Giám đốc DNKT phê duyệt. CLKT còn được xác định bởi CL khách hàng của DNKT đó. Nếu bản thân khách hàng không đòi hỏi dịch vụ kiểm toán phải có CL cao thì động cơđổi mới CLKT cao cũng ảnh hưởng trực tiếp đến KTV.
Thứ bảy: Kiểm tra
Các DNKT phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra tính hiệu lực, tính đầy đủ và tính hiệu quả của các chính sách và thủ tục kiểm soát CL hoạt động kiểm toán, nhưđánh giá tính độc lập của KTV, đánh giá BCTC có rủi ro cao (BCTC có ý kiến không chấp nhận); hoặc lựa chọn để kiểm tra CL và công việc của từng hợp đồng kiểm toán… Các DNKT có chi nhánh, phải thực hiện kiểm tra chéo giữa các chi nhánh, đồng thời phải kiểm tra định kỳ các hợp đồng kiểm toán đã thực hiện xong theo quy chế kiểm soát CL do DNKT quy định; Các DNKT là thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế phải tuân thủ chính sách kiểm soát CL của hãng kiểm toán quốc tế. Sau khi đã phát hành báo cáo, bất cứ sai sót nào được phát hiện đều phải được xử lý nghiêm túc ở cấp cao nhất của DNKT. Các sai sót này phải được phổ biến thông qua đào tạo và cập nhật kiến thức hàng năm cho toàn thể cán bộ nhân viên.