Xử lý vi phạm trong kiểm soát chất lượng kiểm toán

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán độc lập. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 56 - 59)

- Phân công trách nhiệm rõ ràng trong Ban lãnh đạo DN đối với Hệ thống kiểm soát CL của DN và kiểm tra thực tế việc thực hiện theo sự phân công.

1.5.2. Xử lý vi phạm trong kiểm soát chất lượng kiểm toán

Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện sai phạm của KTV và công ty kiểm toán, thì sẽ báo cáo trực tiếp cho BTC (Vụ CĐKT&KT) hoặc sẽ báo cáo trực tiếp cho UBCK.

Theo quy định hiện hành, sau khi tiến hành kiểm tra, VACPA sẽ lập báo cáo kiểm tra trong đó phê bình về các yếu kém trong hệ thống kiểm soát CLKT của công ty kiểm toán.

Báo cáo kiểm tra CL được phát hành cho công ty kiểm toán có thể bao gồm thêm chi tiết liên quan đến các thiếu sót về kiểm toán và các vấn đề liên quan và cũng có thể bao gồm phê bình của hệ thống kiểm soát CLKT của công ty. Báo cáo này sẽđược công bố trên trang web của VACPA.

Khi một công ty kiểm toán nhận được báo cáo kiểm tra với kết quả đánh giá “Đạt” thì điều đó có nghĩa là hệ thống kiểm soát CLKT trong công ty đã được thiết kếđúng và phù hợp với các chuẩn mực. Với kết quả “Đạt nhưng còn khiếm khuyết có nghĩa là hệ thống kiểm soát CLKT đã được thiết kế đúng và phù hợp với các

chính sách và thủ tục mà công ty đề ra, ngoại trừ một số vấn đềđược nêu một cách chi tiết trong báo cáo. Khi một công ty nhận được một báo cáo ghi “không đạt” có nghĩa là hệ thống kiểm soát CLKT trong công ty kiểm toán đã không được thiết kế đúng và không còn phù hợp với tình hình của công ty kiểm toán, các lý do được nêu cụ thể trong báo cáo kiểm tra.

Kết luận chương 1

CLKT là yêu cầu bắt buộc của hoạt động KTĐL đồng thời là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển mọi DNKT. CL dịch vụ kiểm toán chính là mục đích cuối cùng mà nghề nghiệp kiểm toán hướng đến nhằm nâng cao sự tín nhiệm của xã hội. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc kiểm soát CLKT nhằm đánh giá tầm quan trọng của CLKT, từđó đánh giá với thực trạng hoạt động KTĐL và thực trạng kiểm soát CLKT nhằm đạt được mục đích đề xuất Giải pháp nâng cao và hoàn thiện việc kiểm soát CLKT. Khác với các sản phẩm khác, CLKT không dễđo lường, kiểm tra hay quan sát được. CLKT không thể có ngay và mãi mãi nếu không được đánh giá, xây dựng thường xuyên, liên tục. Vì vậy kiểm soát CLKT là hoạt động thường xuyên, liên tục nhằm duy trì và ngày càng nâng cao CLKT. Các công trình nghiên cứu thông qua kiểm tra thực nghiệm cho thấy các yếu tốảnh hưởng đến CLKT là: Quy mô công ty kiểm toán; Mức độ chuyên sâu từng lĩnh vực; Nhiệm kỳ của KTV; Giá phí kiểm toán; Phạm vi của dịch vụ kiểm toán cung cấp; Phương pháp luận kiểm toán và trình độ, đạo đức nghề nghiệp của KTV; Ở cấp độ của một tổ chức, quy mô công ty kiểm toán và giá phí kiểm toán là đặc biệt quan trọng ảnh hưởng lớn đến CLKT được cung cấp. Ở cấp độ vi mô từng cá nhân trong một tổ chức thì yếu tố trịnh độ, đạo đức nghề nghiệp của KTV (bao gồm cả năng lực và đạo đức, tính nết của một KTV) là yếu tố quan trọng nhất.

Nâng cao CLKT thực chất là nâng cao trình độ KTV, quy mô công ty kiểm toán, hoàn thiện hành lang pháp lý về các CMKiT, các tiêu chuẩn, các quy trình, và tổ chức giám sát việc thực hiện nhằm nâng cao CL dịch vụ kiểm toán.

Hệ thống tiêu chí đánh giá CL, thực chất là các thủ tục được xác lập nhằm mục đích quản lý, nâng cao CL hoạt động kiểm toán, nhằm ngăn chặn hoặc phát

hiện rủi ro; các thủ tục này thường do chính DNKT xây dựng và thực hiện (đối với nội kiểm) và do tổ chức quản lý nghề nghiệp xây dựng và thực hiện (đối với ngoại kiểm). Về căn bản, các thủ tục này thường dựa vào CMKiT được ban hành. Đối với quốc tế, IAASB đã ban hành CM quốc tế về kiểm soát CLKT số 220 (ISA 220); và CM về kiểm soát CL dịch vụđảm bảo ISQC 1.

Tổ chức xây dựng tiêu chí kiểm soát CL sẽ giám sát việc thực hiện các tiêu chí đó. Để giám sát một cách đầy đủ, toàn diện và kịp thời cần: (i) Xác định đơn vị, tổ chức thực hiện kiểm tra trong đó có tiêu chuẩn kiểm tra viên; (ii) Xây dựng quy trình kiểm tra, trong đó bao gồm xác định đối tượng kiểm tra, nội dung kiểm tra, thời gian thực hiện kiểm tra, công bố kết quả, xử lý vi phạm…; (iii) Xác lập nguồn kinh phí để kiểm tra.

Để nghiên cứu kiểm soát CLKT từ bên ngoài, cần phải dựa vào kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới phù hợp với điều kiện thực tiễn ở VN. Quốc gia được chọn để nghiên cứu là Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế rất phát triển, là nơi mà hệ thống CMKiT ra đời trước khi có CMKiT quốc tế và đã ban hành nhiều CMKiT liên quan đến kiểm soát CLKT cũng như tiến hành kiểm soát CLKT từ bên ngoài rất chặt chẽ.

Từ nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia này, một số bài học có thể rút ra là: việc cần nhận thức đúng về bản chất của CLKT để tiến hành kiểm soát CLKT, về cơ quan tiến hành kiểm soát CLKT, xác lập tiêu chuẩn kiểm tra viên và nguồn kinh phí.

Tóm lại, để nâng cao CLKT, cần xây dựng một hệ thống các quy định cũng như tổ chức giám sát hoạt động một cách khoa học, hợp lý.

Chương 2

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán độc lập. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)