THIÊN 70: HÀN NHIỆT

Một phần của tài liệu Linh khu y học cổ truyền (Trang 143 - 144)

Hồng Đế hỏi Kỳ Bá: "Chứng hàn nhiệt lỗi (loa) lịch, thường sinh ra ở vùng cổ và nách, đây là do khí gì đã sinh ra ?”[1].

Kỳ Bá đáp : "Đây là do độc khí của chứng thử lũ hàn nhiệt lưu lại trong mạch rồi khơng đi nữa, gây ra”[2].

Hồng Đế hỏi: "Cách trị như thế nào ?”[3].

Kỳ Bá đáp : "Cái gốc của chứng bệnh này đều do ở nội tạng[4]. Ngọn của nĩ lên trên để xuất ra trong khoảng vùng cổ và nách, trường hợp nếu độc khí cịn nổi lên ở kinh mạch mà vẫn chưa đi sâu vào vùng cơ nhục để hĩa thành máu và mủ, trường hợp này dễ chữa”[5].

Hồng Đế hỏi: "Phép trị liệu phải như thế nào ?”[6].

Kỳ Bá đáp : "Xin đi từ gốc để dần lên đến ngọn, trên con đường này ta làm thế nào để cho tà độc giảm dần, dừng lại sự phát tác của hàn nhiệt, nên thẩm xét con đường đi của tà độc trên kinh mạch nào, để từ đĩ chọn huyệt châm trị[7]. Nên áp dụng phương pháp bổ tả bằng cách châm kim vào chậm, hoặc rút kim ra chậm nhằm xua đuổi tà độc đang uẩn súc bên trong nội tạng, nếu như những vết ấy nhỏ như hạt lúa mạch, ta châm 1 lần là cĩ kết quả, châm 3 lần là khỏi bệnh”[8].

Hồng Đế hỏi: "Làm thế nào để đốn được sự sống chết nặng hay nhẹ của chứng bệnh ?”[9].

Kỳ Bá đáp : "Ta lật mí mắt lên để nhìn xem bên trong, nếu bên trong mắt cĩ những mạch máu đỏ từ trên xuống dưới xuyên qua đồng tử đĩ là tình huống nguy hiểm[10]. Nếu chỉ cĩ 1 đường mạch máu thì 1 năm sau sẽ chết[11]; Nếu cĩ 1 đường rưỡi mạch máu thì 1 năm rưỡi sau sẽ chết[12]; Nếu cĩ 2 đường mạch máu thì 2 năm sau sẽ chết[13]; Nếu cĩ 3 đường mạch máu thì 3 năm sau sẽ chết[14]; Cịn như thấy cĩ đường mạch máu mà khơng xuyên qua đồng tử thì cĩ thể cịn trị được”[15].

Một phần của tài liệu Linh khu y học cổ truyền (Trang 143 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)