THIÊN 31: TRƯỜNG VỊ

Một phần của tài liệu Linh khu y học cổ truyền (Trang 79 - 80)

Hồng Đế hỏi Bá Cao: "Ta mong được nghe về vai trị của lục phủ truyền đi thủy cốc, về sự lớn nhỏ, dài ngắn của Trường Vị, về sự thu nhận thủy cốc nhiều hay ít như thế nào ?" [1].

Bá Cao đáp : "Thần xin đáp cặn kẽ về độ dài ngắn, xa gần, sâu cạn của con đường mà thủy cốc nhập vào, đưa ra[2]. Từ mơi đến răng dài 9 phân, miệng rộng 2 thốn rưỡi, từ răng lui ra sau đến hội yếm sâu 3 thốn rưỡi, chứa đựng được 5 hợp, lưỡi nặng 10 lượng, dài 7 thốn, rộng 2 thốn rưỡi, cửa cuống họng nặng 10 lượng, rộng 2 thốn rưỡi, kéo dài đến Vị dài 1 xích 6 thốn[3]. Vị cĩ hình dáng uốn khúc co duỗi dài 2 xích 6 thốn to 1 xích 5 thốn, đường kính 5 thốn, chứa đựng được 3 đấu 5 thăng[4]. Tiểu trường phía sau dựa vào cột sống, quay vịng sang tả uốn khúc xếp lên nhau, chứa những gì sẽ rĩt vào Hồi trường, bên ngồi nĩ dựa vào phía trên rún khoanh vịng thành 16 khúc, to 2 thốn rưỡi, đường kính 8 phân 1/3, dài 3 trượng 3 xích[5]. Hồi trường nằm ngay vùng rốn để quay về bên trái, phía ngồi xếp bằng những nếp khum như lá xếp, chứa để xuống dưới, xếp thành 16 khúc, to 4 thốn, đường kính 1 thốn 1/3, dài 2 trượng 1 xích[6], Quảng trường bám dọc theo cột sống và nhận lấy những gì do Hồi trường đưa sang, quay quanh bởi những lá mỡ giăng theo cột sống khắp trên dưới rộng đến 8 thốn, đường kính 2 thốn 2/3, dài 2 xích 8 thốn[7]. Trường và Vị tính từ chỗ vào cho đến chỗ ra dài 6 trượng 4 thốn 4 phân, quanh co uốn khúc thành 32 khúc"[8].

Một phần của tài liệu Linh khu y học cổ truyền (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)