THIÊN 24: QUYẾT BỆNH

Một phần của tài liệu Linh khu y học cổ truyền (Trang 68 - 70)

Chứng Quyết đầu thống làm cho mặt như bị sưng lên, khởi lên Tâm phiền, thủ huyệt ở kinh túc Dương minh và Thái âm[1].

Chứng Quyết đầu thống làm cho mạch ở đầu bị đau, tâm bi, thường hay khĩc, nên xem cái động mạch ở đầu, nếu ngược lại bị thịnh, phải châm xuất huyết cho hết, sau đĩ mới điều bổ kinh túc Quyết âm[2].

Chứng Quyết đầu thống xảy ra 1 cách vững chắc, đầu nặng mà đau, nên châm tả 5 hàng mạch trên đầu, mỗi hàng 5 huyệt, trước hết thủ huyệt ở kinh thủ Thiếu âm, sau đĩ thủ ở kinh túc Thiếu âm[3].

Chứng Quyết đầu thống làm cho ý hay quên, dùng tay đè lên khơng thấy nơi nào đau, nên châm vào nơi động mạch ở 2 bên phải và trái của đầu và mặt, sau đĩ mới thủ huyệt ở kinh túc Thiếu âm[4].

Chứng Quyết đầu thống trước hết làm cho cổ gáy bị đau, ứng với thắt lưng và cột sống, trước hết thủ huyệt Thiên Trụ, sau đĩ thủ huyệt ở kinh túc Thái dương[5].

Chứng Quyết đầu thống làm cho đầu bị đau nặng, mạch ở trước và sau tai như dâng vọt lên, phát nhiệt, châm tả, xuất huyết, sau đĩ thủ huyệt ở kinh túc Thiếu dương[6].

Chứng Chân đầu thống làm cho đầu bị đau nặng, não bị đau suốt, tay chân bị hàn đến tận các đốt (tiết), trường hợp này chết, khơng trị được[7].

Chứng đầu thống (mà) khơng thủ các huyệt du để chữa, đĩ là vì người bệnh bị té, bị đánh, ác huyết lưu lại bên trong, phần cơ nhục bị thương, bị đau chưa khỏi, nếu thấy châm được nơi đau thì châm, nếu khơng được thì khơng thể thủ du huyệt ở xa[8].

Chứng đầu thống (mà) khơng thể châm được, đĩ là chứng đại tý gây thành ác hoạn (bệnh tật khĩ khăn), gặp ngày Phong đều xảy ra, chúng ta chỉ cĩ thể làm giảm bớt thơi, khơng thể hết được[9].

Chứng đầu thống, hàn 1 bên, trước hết thủ huyệt ở kinh thủ Thiếu dương, Dương minh, sau đĩ thủ ở kinh túc Thiếu Dương, Dương minh[10].

Chứng Quyết tâm thống, đau ra đến vùng lưng, hay bị khiết túng, như cĩ cái gì từ ngồi sau đến chạm vào Tâm, làm cho người bệnh bị gù lưng, đĩ gọi là Thận tâm thống; trước hết thủ huyệt Kinh Cốt, Cơn Lơn, nếu như đã phát châm rồi mà bệnh vẫn khơng khỏi, thủ thêm huyệt Nhiên Cốc[11].

Chứng Quyết tâm thống làm cho bụng bị trướng, ngực bị đầy, Tâm càng bị đau nhiều hơn, gọi là chứng ‘Vị Tâm thống’, thủ huyệt Đại Đơ, Thái Bạch[12].

Chứng Quyết tâm thống làm cho bệnh nhân đau như như dùng cây chùy đâm vào Tâm, Tâm bị đau nhiều, gọi là chứng ‘Tỳ Tâm thống’, thủ huyệt Nhiên Cốc, Đại Khê [13].

Chứng Quyết tâm thống làm cho sắc mặt bị xanh, xanh như mầu của người chết, suốt ngày khơng thở được 1 hơi dài, gọi là chứng ‘Can Tâm thống’, thủ huyệt Hành Gian, Đại Xung[14].

Chứng Quyết tâm thống, nếu nằm hoặc nhàn rỗi thì Tâm thống được giãn, bớt, khi nào hoạt động thì đau nhiều hơn, khơng biến sắc mặt, gọi là chứng ‘Phế Tâm thống’, thủ huyệt Ngư Tế, Đại Uyên[15].

Chứng Chân Tâm thống làm cho tay chân bị xanh cho đến các đốt ngĩn, Tâm bị đau nhiều, sáng phát chiều chết, chiều phát sáng chết[16].

Chứng Tâm thống khơng châm được:

· Ở trung bộ cĩ cái gì thịnh tụ lại, khơng thể thủ các du huyệt để châm[17].

· Trong ruột cĩ trùng hà, và cĩgiun, tất cả đều khơng thể châm bằng tiểu châm[18]. Chứng Tâm trường thống làm cho bệnh nhân áo não mà đau đớn, (Những con giun này) tụ lại làm vùng (ngực và bụng) sưng lên, nĩ đi lên xuống, đau cĩ lúc ngưng nghỉ[19]. Bụng bị nhiệt và hay khát nước, nước dãi chảy ra, đây là bởi con giun gây ra[20]. Dùng tay đè chúng lại, nên kiên trì đừng để đi sai chỗ, dùng kim lớn để châm, nên giữ thật lâu cho đến khi con giun bị bất động rồi mới rút kim ra[21]. Bụng đầy, đau 1 cách áo não (đĩ là chứng hà tụ) thành hình, từ giữa để đi lên trên[22]. Tai bị điếc khơng nghe

được gì, nên thủ huyệt ở trong tai[23]. Nếu tai bị kêu, thủ huyệt ở động mạch trước tai[24]. Tai đau khơng châm được, đĩ là trong tai cĩ mủ như là đang cĩ rái tai khơ, tai khơng nghe được[25]. Tai điếc, thủ huyệt ở ngĩn tay áp út ở phía ngĩn tay út, nằm ở chỗ giao nhục với mĩng tay[26]. Trước hết chọn huyệt ở tay, sau đĩ chọn huyệt ở chân[27]. Tai kêu, thủ huyệt nằm ở chỗ gần mĩng tay của ngĩn tay giữa, đau bên trái chọn huyệt ở bên phải , đau bên phải chọn huyệt ở bên trái, trước hết chọn huyệt ở tay, sau đến huyệt ở chân[28]. Xương đùi khơng đưa lên được, nên nằm nghiêng một bên để thủ huyệt, huyệt nằm ở chỗ mấu chuyền, châm sâu bằng kim viêm lợi châm, khơng nên dùng kim đại châm[29]. Bệnh tiêu ra máu, thủ huyệt Khúc Tuyền[30]. Chứng phong tý ngày càng tràn ngập tà khí, bệnh khơng thể khỏi được, chân như đang đạp trên băng tuyết, cĩ lúc như đi vào nước nĩng[31]. Từ đùi đến ống chân đều bị tràn ngập tà khí, Tâm phiền, đầu đau, cĩ khi nơn, cĩ khi bứt rứt, sau khi chống váng thì mồ hơi ra, để lâu ngày thì mắt hoa, buồn mà hay lo sợ, đoản khí, như vậy sống khơng quá 3 năm thì phải chết[32].

Một phần của tài liệu Linh khu y học cổ truyền (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)