THIÊN 41: ÂM DƯƠNG HỆ NHẬT NGUYỆT LUẬN

Một phần của tài liệu Linh khu y học cổ truyền (Trang 91 - 92)

Hồng Đế hỏi: "Ta nghe nĩi Thiên thuộc Dương, Địa thuộc Âm, Nhật thuộc Dương, Nguyệt thuộc Âm, những điều nĩi trên hợp với con người như thế nào ?"[1].

Kỳ Bá đáp : "Từ thắt lưng trở lên thuộc Thiên, từ thắt lưng trở xuống thuộc Địa, cho nên Thiên thuộc Dương, Địa thuộc Âm, cho nên 12 kinh mạch của Túc nhằm ứng với 12 nguyệt[2]. Nguyệt sinh ra từ thủy, cho nên bên dưới thuộc Âm, 10 ngĩn tay thuộc Thủ nhằm ứng với 10 nhật, nhật chủ về Hỏa, cho nên bên trên thuộc Dương"[3].

Hồng Đế hỏi: "Khi nĩ hợp với kinh mạch của Thủ Túc thì thế nào ?"[4].

Kỳ Bá đáp : "Tháng Dần là tháng sinh Dương của chính nguyệt (tháng giêng), chủ về Thiếu Dương của tả túc, tháng Vị (mùi) là tháng 6 chủ Thiếu dương của hữu túc, tháng Mão là tháng 2 chủ Thái dương của tả túc, tháng Ngọ là tháng 5 chủ Thái dương của hữu túc, tháng Thìn là tháng 3 chủ Dương minh của tả túc, tháng Tỵ là tháng 4 chủ Dương minh của hữu túc; đây là lúc lưỡng Dương hợp nhau ởphía trước, vì thế gọi là Dương minh[5].

Tháng Thân là tháng 7 chủ Thiếu âm của hữu túc, đây là tháng sinh Âm, tháng Sửu là tháng 12 chủ Thiếu âm của tả túc, tháng Dậu là tháng 8 chủ Thái âm của hữu túc, tháng Tý là tháng 11 chủ Thái âm của tả túc, tháng Tuất là tháng 9 chủ Quyết âm của hữu túc, tháng Hợi là tháng 10 chủ Quyết âm của tả túc; đây là lưỡng Âm giao ở tận, cho nên gọi là Quyết âm[6].

Giáp chủ Thiếu Dương của tả thủ, Kỷ chủ Thiếu Dương của hữu thủ, Ất chủ Thái dương của tả thủ, Mậu chủ Thái dương của hữu thủ, Bính chủ Dương minh của tả thủ, Đinh chủ Dương minh của hữu thủ, đây là giai đoạn của lưỡng Hỏa cùng hợp chung nhau, cho nên gọi là Dương minh[7].

Canh chủ Thiếu âm của hữu thủ, Qúy chủ Thiếu âm của tả thủ, Tân chủ Thái âm của hữu thủ, Nhâm chủ Thái âm của tả thủ [8].

Cho nên Dương của Túc thuộc về Thiếu dương trong Âm, Âm của Túc thuộc về Thái âm trong Âm, Dương của Thủ thuộc Thái dương trong Dương, Âm của Thủ thuộc về Thiếu âm trong Dương[9]. Từ thắt lưng trở lên thuộc Dương, từ thắt lưng trở xuống thuộc Âm[10].

... Đối với ngũ tạng, Tâm thuộc Thái Dương trong Dương, Phế thuộc Thiếu âm trong Dương, Can thuộc Thiếu dương trong Âm, Tỳ thuộc Chí âm trong âm, Thận thuộc Thái âm trong Âm"[11].

Hồng Đế hỏi: "Phép châm trị phải thế nào ?"[12].

Kỳ Bá đáp : "Tháng giêng, tháng 2 và tháng 3, nhân khí tại tả, khơng nên châm vào Dương khí ở tả túc, tháng 4, tháng 5 và tháng 6, nhân khí ở tại hữu, khơng nên châm vào Dương khí ở hữu túc, tháng 7, tháng 8, tháng 9, nhân khí ở tại hữu, khơng nên châm vào Âm khí ở hữu túc, tháng 10, tháng 11, tháng 12, nhân khí ở tại tả, khơng nên châm vào Âm khí ở tả túc"[13].

Hồng Đế hỏi: "Trong ngũ hành, đơng phương thuộc Giáp Ất Mộc, nĩ chủ mùa xuân (nĩ làm cho xuân được vượng), mùa xuân thuộc màu xanh, chủ về Can, Can thuộc Túc Quyết âm[14]. Nay phu tử lại cho rằng Giáp thuộc Thiếu dương của tả thủ, khơng hợp với độ số (mà chúng ta đã nĩi), tại sao vậy ?"[15].

Kỳ Bá đáp : "Đây là Âm Dương của Thiên Địa, nĩ khơng phải là sự vận hành của ngũ hành trong tứ thời, vả lại Âm Dương là cái gì hữu danh mà vơ hình, cho nên nếu đếm ra thì con số cĩ đến mười, nếu suy ra cĩ đến trăm, tán rộng ra cĩ đến ngàn, suy ra cĩ đến vạn... Đĩ là ý nghĩa về Âm Dương mà chúng ta vừa bàn đến vậy"[16].

Một phần của tài liệu Linh khu y học cổ truyền (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)