phát triển đội ngũ giảng viên kinh tế trong trƣờng đại học công lập Việt Nam và hƣớng nghiên cứu của luận án
+ Cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến NNL nói chung và NNL chất lượng cao đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Các nghiên cứu đều luận chứng vị trí, vai trò của giáo dục, đào tạo đối với NNL cho phát triển kinh tế - xã hội về hội nhập quốc tế.
Đã có một số công trình tiếp cận nghiên cứu NNL giáo dục với tư cách là nhân tố quan trọng trong quá trình đào tạo để tạo ra NNL cho phát triển kinh tế xã hội.
Có rất ít công trình nghiên cứu về quản lý Nhà nước nhằm phát triển ĐNGV trong các trường ĐHKT. Đây là vấn đề cốt lõi mà luận án nghiên cứu.
Như vậy, có một số khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu đó là:
Để có NNL chất lượng cao với tư cách là sản phẩm đầu ra của giáo dục ĐH thì cần thiết phải có NNL giáo dục ĐH có chất lượng, từng bước tương thích với giáo dục ĐH trong khu vực và thế giới với tư cách là một nguồn lực đầu vào của quá trình đào tạo cung cấp dịch vụ giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Chưa có công trình nghiên cứu sâu và chuyên biệt nào làm rõ chức năng, vai trò của Nhà nước trong phát triển ĐNGV cả về nội dung, các nhân tố ảnh hưởng, các tiêu chí đánh giá nói chung và đặc biệt là ĐNGV trong các trường ĐH kinh tế công lập ở Việt Nam được tiếp cận với góc độ quản lý kinh tế.
Nền kinh tế thế giới đang dần chuyển sang kinh tế tri thức, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế đang diễn ra sâu rộng, nhanh chóng, yếu tố quan trọng vừa là mục tiêu, động lực đối với sự phát triển tăng trưởng kinh tế bền vững chính là NNL, đặc biệt là NNL chất lượng cao vì vậy quản lý Nhà nước nhằm phát triển NNL chất lượng cao đạt đa mục tiêu là vừa phát triển, sử dụng có hiệu quả nguồn lực này, vừa có NNL chất lượng cao cho quốc gia.
Cần phải cải tiến về chính sách đãi ngộ, chính sách hỗ trợ tạo động lực và niềm tin cho sự phát triển ĐNGV.
Phát triển ĐNGV trong trường ĐH kinh tế công lập ở Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết hiện nay, để đạt được mục tiêu này cần bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách góp phần bảo đảm, thực hiện có hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc phát triển ĐNGV các trường ĐH trong thời gian tới.
+ Đội ngũ giảng viên tập trung vào:
- Thế nào là ĐNGV trong các trường ĐHKT công lập.
- Quản lý Nhà nước nhằm phát triển đội ngũ như thế nào phù hợp với điều kiện và bối cảnh mới. Quy hoạch, kế hoạch hoá phát triển ĐNGV nhằm đảm bảo NNL thực hiện tốt nhiệm vụ nhà trường; Tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ GV, kiểm tra, giám sát để đảm bảo nâng cao chất lượng của ĐNGV; Xây dựng các chính sách đãi ngộ và tạo lập môi trường làm việc cho sự phát triển ĐNGV; các tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý ĐNGV. Những biện pháp nào phát triển ĐNGV trong trường ĐH kinh tế công lập Việt Nam vừa mang tính đặc thù trong hệ thống giáo dục Việt Nam giúp cho ĐNGV trường kinh tế đáp ứng được quá trình hội nhập quốc tế, đồng thời nâng cao năng lực hội nhập quốc tế trong lao động nghề nghiệp của GV.
Chƣơng 2