Về kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá hoạt động đối với đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 124 - 131)

- Nhóm văn bản liên quan đến quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐH:

3.3.3. Về kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá hoạt động đối với đội ngũ giảng viên

ngũ giảng viên

* Về kiểm tra, thanh tra, giám sát

- Theo nghị định số 69/2017/NĐ- CP ngày 25/5/2017 của chính phủ qui định chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của BGDĐT thanh tra Bộ có chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong thực hiện QLNN về giáo dục, trong đó có GDĐH .

Thanh tra giáo dục có nhiều đổi mới theo nghị định số 42/2013/ NĐ-CP ngày 09/5/2013 của chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục. Hoạt động thanh tra giáo dục đã chuyển mạnh từ thanh tra chuyên môn sang thanh tra quản 1ý nhằm tác động vào cả hệ thống. Đội ngũ cán bộ thanh tra, cộng tác viên tra được bổ sung, kiện toàn, nâng cao chất lượng. Hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo từng bước được chuẩn hoá. Tuy vậy, tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục cũng còn không ít bất cập, nhất là trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đổi mới hoạt động ngành Thanh tra hiện nay.

-Về thanh tra nội bộ ở cấp cơ sở, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 51/2012/TT-BGDĐT ngày 18/12/2012 quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra của cơ sở GDĐH. Hoạt động thanh tra của trường là hoạt động thanh tra nội bộ, giúp Giám đốc, Hiệu trưởng, Viện trưởng (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý của trường để kiến nghị biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế của trường; giúp đơn vị, tổ chức, cá nhân trong trường thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục và chính sách, pháp luật liên quan; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của trường theo quy định của pháp luật.

Kết quả thanh tra của Bộ GD&ĐT cuối năm 2012 cho thấy có 23/30 trường cao đẳng, ĐH được thanh tra vi phạm các quy định bảo đảm chất lượng và tuyển sinh; có 161/1002 chuyên ngành, thuộc 50 cơ sở đào tạo thạc sĩ được thanh tra không đảm bảo điều kiện về số lượng GV cơ hữu có trình độ tiến sĩ cùng ngành, chuyên ngành.

Tuy nhiên, theo Thanh ưa Bộ GD&ĐT, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cơ bản như:nhận thức về vị trí vai trò, cách thức tổ chức và hoạt động ở nhiều nơi còn hạn chế, nhất là ở các cơ sở GDĐH. Nhiều cơ sở GDĐH vẫn dùng thanh tra chủ yếu để giám sát, duy trì nề nếp dạy học mà chưa chú trọng thanh tra mang tính chất quản lý. Việc sử dụng một số công cụ quan trọng như xử phạt vi phạm hành chính chưa được triển khai ở nhiều nơi. Lực lượng cán bộ thanh tra còn mỏng, tính chuyên nghiệp chưa cao. Đội ngũ thanh tra nội bộ trong cơ sở GDĐH thiếu ổn định, thiếu chuyên nghiệp, chưa rõ về quyền và nhiệm vụ; việc thanh tra cơ sở GDĐH của các bộ, tỉnh còn lúng túng, chưa thường xuyên...

Hoạt động kiểm ưa, giám sát chưa bao quát hết nội dung quản lý GDĐH, chưa có chiến lược tổng thể mà chủ yếu xử lý các vụ việc do dư luận phản ánh; chế tài xử lý quá nhẹ, không có tác dụng ngăn chặn, răn đe, chưa kịp thời phát hiện các sai sót, khiếm khuyết của các quy định pháp luật GDĐH để điều chỉnh bổ sung kịp thời.

Ngày 20/12/2016, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Chỉ thị số 5972/CT-BGDĐT về việc tăng cường công tác thanh tra giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, trong đó yêu cầu:các cơ sở GDĐH trực thuộc Bộ kiện toàn tổ chức thanh tra theo quy định tại Thông tư số 51/2012/TT-BGDĐT ngày 18/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra của các cơ sở GDĐH, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp.

Nghị định số 85/2006/NĐ-CP ngày 18/8/2006 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Giáo dục;

Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục;

Quyết định số 14/2006/QĐ-BGDĐT ngày 25/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tổ chức và hoạt động Thanh tra trong cơ sở giáo dục ĐH, trung học chuyên nghiệp;

Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 29/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo;

Thông tư số 51/2006/TT-BGDĐT ngày 13/12/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số điều của Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Trong 7 văn bản này có 01 Nghị định của Chính phủ, 01 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 03 Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và 02 Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Lĩnh vực điều chỉnh: 03 văn bản quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục; 03 văn bản hướng dẫn hoạt động kiểm tra và chống các hiện tượng tiêu cực trong nhà trường; 01 văn bản quy định chế tài xử phạt.

Kết quả hoạt động thanh tra

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra giáo dục, căn cứ quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động giáo dục ĐH, Thanh tra giáo dục đã tổ chức nhiều đợt thanh tra, nhiều đoàn thanh tra tiến hành thanh tra kiểm tra, xử lý nhiều hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục ĐH như làm hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, cấp phát văn bằng chứng chỉ giả, tuyển sinh vượt chỉ tiêu đã được phê duyệt. Các địa phương, các trường đã thành lập các ban chỉ đạo rà soát văn bằng, chứng chỉ, nhờ đó các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ĐH đã hỗ trợ các cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện và triệt phá nhiều đường dây thi hộ, làm văn bằng chứng

Theo Nghị định số 85/2006/NĐ-CP ngày 18/8/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục và Quyết định số 14/2006/QĐ- BTBGDĐT ngày 25/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra trong cơ ở giáo dục ĐH, trung cấp chuyên nghiệp thì ở Bộ Giáo dục và Đào tạo có thanh tra bộ, ở Sở Giáo dục và Đào tạo có thanh tra sở và ở các trường có ban thanh tra hoặc phòng thanh tra nhưng nhìn chung chất lượng và số lượng cán bộ thanh tra chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thanh tra trong điều kiện quản lý giáo dục bằng pháp luật, cụ thể là: am hiểu không sâu các lĩnh vực giáo dục ĐH; kiến thức pháp luật hạn chế; nghiệp vụ thanh tra yếu... dẫn tới hiệu quả thanh tra thấp.

Quyết định số 14/2006/QĐ-BGDĐT ngày 25/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tổ chức và hoạt động Thanh tra trong cơ sở giáo dục ĐH, trung học chuyên nghiệp;

Quyết định số 41/2006/ QĐ-BGDĐT ngày 16/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi;

Quyết định số 48/2006/ QĐ-BGDĐT ngày 25/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về việc xử lý người học có liên quan đến tệ nạn ma tuý;

Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 29/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo;

Thông tư số 51/2006/TT-BGDĐT ngày 13/12/2006 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn một số điều của Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Trong 7 văn bản này có 01 Nghị định của Chính phủ, 01 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 03 Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và 02 Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Lĩnh vực điều chỉnh: 03 văn bản quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục; 03 văn bản hướng dẫn hoạt động kiểm tra và chống các hiện tượng tiêu cực trong nhà trường; 01 văn bản quy định chế tài xử phạt.

* Về kiểm tra, giám sát hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ giảng dạy.

Để triển khai có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát hoạt động giảng dạy và NCKH của GV, thời gian qua các trường đã tập trung chỉ đạo quyết liệt một số công việc. Cụ thể là chỉ đạo, đôn đốc các khoa, bộ môn hoàn thiện đề cương bài giảng và giáo trình phục vụ SV, cập nhật các nội dung mang tính chất thời sự vào bài giảng. Các trường đã chú trọng kiểm tra, đôn đốc việc đổi mới nội dung giảng dạy, đáp ứng mục tiêu của đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Trong thời gian qua lãnh đạo các trường đã tập trung vào một số công việc thiết thực như sau:

Chỉ đạo công tác xây dựng và ban hành kế hoạch, nội dung, chương trình và quy chế đào tạo tín chỉ.

Chỉ đạo hoàn thiện chuẩn hoá đề cương các học phần theo quy định đào tạo hệ thống tín chỉ. Các kho£ cũng đã tích cực tổ chức thực hiện và bước đầu đã hoàn thành tiến độ xây dựng bộ đề cương nội dung chương trình dành khối SV năm thứ nhất, đồng thời triển khai các môn học cho các năm tiếp theo.

Chỉ đạo đổi mới nội dung giảng dạy theo hệ thống tín chỉ theo hướng tăng giờ thực hành, thảo luận cho SV trên lớp thay vì giảng lý thuyết như trước đây. Chỉ đạo việc tổ chức các buổi tập huấn về quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ và kiểm tra việc phân bố thời gian giảng dạy. Yêu cầu các khoa, bộ môn thảo luận kỹ những nội dung cần thiết đưa vào chương trình đào tạo theo yêu cầu giảng dạy theo hệ thống tín chỉ...

Chỉ đạo, đôn đốc việc tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học cấp khoa, cấp trường phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của các trường cao đẳng. Trong

thực tế công tác này còn khá yếu (theo đánh giá của cán bộ giảng dạy thì công tác này mới đạt ở mức trưng bình 3,5; việc quản lý chất lượng các đề tài nghiên cứu khoa học đạt 3,42; quản lý chất lượng công tác thông tin thông báo khoa học đạt 3,45 (bảng 2.12). Từ đó cho thấy kết quả và hiệu quả của công tác NCKH còn thấp. Việc quản lý NCKH chưa thu hút được sự tham gia nhiệt tình của ĐNGV. Đây cũng là hạn chế rất lớn của các trường, đòi hỏi cần được chú trọng hơn nữa để ĐNGV có thể nâng cao trình độ và phương pháp nghiên cứu từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ.

Chỉ đạo việc thành lập các tổ, nhóm đề thực hiện việc thanh, kiểm tra công tác triển khai các văn bản, cụ thể: thành lập Ban thanh tra giảng đường, Ban thanh tra đào tạo, thanh tra tổ chức nhằm đồn đốc sát sao việc thực hiện tốt nội dung giảng dạy, nội quy, quy chế ra vào lớp, ra vào cơ quan, việc lên lớp của các em SV hàng ngày. Thậm chí có những thời điểm ban thanh tra cần phải tổng kết sau mỗi ngày để có số liệu báo cáo Ban giám hiệu, từ đó BGH có ý kiến chỉ đạo kịp thời. Điển hình là nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn phổi hợp các đơn vị cùng tổ chức như nhà trường, đoàn thanh niên, hội SV... Việc làm này cũng đã được các đốỉ tượng quan tâm, đánh giá cao.

Tuy nhiên, cùng có một số trường việc ban hành các văn bản chỉ đạo chưa thực sự kịp thời, một số khoa cũng chưa nghiêm túc triển khai các văn bản cấp trên dẫn đến chậm trễ công việc chung của trường, của khoa mình. Hơn nữa các giáo viên cũng chưa kịp thời nắm bắt các thông tin của từ nhà trường để chấp hành và thực hiện tốt. Bên cạnh đó, khâu lưu, chuyển văn bản từ BGH đến các khoa đối khi còn xảy ra những ách tắc, chậm trễ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chậm trễ trong triển khai các văn bản của BGH. Hoặc, việc cung cấp các thông tin lên Mạng còn chậm khiến cho các cán bộ giảng dạy cập nhật cũng chậm, nội dung còn nghèo nàn chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo cán bộ giảng dạy nhà trường.

Trong những năm đầu các trường thực hiện chuyển đổi công tác đào tạo từ niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ nên còn gặp một số khó khăn rất lớn. Một bộ phận GV chưa thực sự tích cực đổi mới nội dung giảng dạy theo hệ thống tín chỉ, nội dung giờ thảo luận chưa được hình thành và thực hiện chưa tốt nên chưa thực sự phát huy được tính sáng tạo và chủ động trong học tập của SV. Để đáp ứng tốt yêu cầu của chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ đòi lãnh đạo các trường phải kiểm tra đôn đốc sát sao các nội dung trên. Đặc biệt cần đề cao vai trò của trưởng các khoa, bộ môn trong việc đôn đốc, kiểm tra thực hiện kế hoạch đào tạo theo tín chỉ, kế hoạch đổi mới nội dung và chương trình giảng dạy của các trường đã đề ra.

*Kiểm tra việc đổi mới phương pháp giảng dạy

Cùng với việc chỉ đạo công tác đổi mới nội dung giảng dạy thì việc kiểm tra đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường cũng là việc hết sức cần thiết. Chính vì thế mà trong những năm gần đây việc triển khai công tác đổi mới phương pháp giảng dạy đã được lãnh đạo các trường quan tâm chỉ đạo. Cụ thể các trường đã tổ chức được nhiều cuộc hội thảo khoa học về đổi mới phương pháp giảng dạy và đã được đông đảo các nhà khoa học cũng như ĐNGV tham gia. Bên cạnh đó, các trường thường xuyên tổ chức các hội giảng cấp khoa, cấp trường, qua đó tạo điều kiện để giáo viên học tập lẫn nhau về đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, nhất là ĐNGV trẻ vừa được tuyển dụng. Ngoài ra, các trường cũng đã thành lập các nhóm, tổ chuyên gia tham dự các giờ giảng của một số GV, để từ đó có những động viên, nhắc nhở kịp thời (đối với một số GV còn hạn chế), đồng thời biểu dương, khen ngợi những tấm gương GV có năng lực, tạo động lực kích thích cho ĐNGV trong toàn trường. Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp giảng dạy chưa tạo được bước chuyển biến thực sự và rõ nét so với yêu cầu giảng dạy theo hệ thống tín chỉ. Phần lớn GV vẫn còn giảng dạy theo phương pháp truyền thống,

ngại đổi mới. Trong thực tế có khoảng 40% GV biết sử dụng thành thạo công nghệ tin học vào giảng dạy, trong khi đó các trường đã trang bị trên 75% số các phòng học có hệ thống Projecter. Điều đó phần nào đã hạn chế việc truyền tải thông tin cho SV, tạo ra sức ì khá lớn trong ĐNGV. Đây cũng là hạn chế khá lớn cần được lãnh đạo các trường kiểm tra, đôn đốc, sát sao đối với ĐNGV trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 124 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w