pháp luật
- Văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục ĐH công lập
1. Quyết định số 64/2009/QĐ-BGDĐT ngày 28/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với GV.
Cách đây 30 năm, Thông tư 37/TT ngày 14/11/1980 của Bộ Giáo dục quy định về chế độ làm việc của GV đã được ban hành, nhưng mãi đến nay, văn bản này mới được thay thế bởi Quyết định số 64. Tuy nhiên việc thực hiện Quyết định 64 còn nhiều khó khăn:
Theo Thông tư 37, thời gian làm việc của giáo viên là 06 ngày/tuần, mỗi ngày 08 tiếng, nay chỉ còn 05 ngày/tuần, tức là giảm gần 17% so với trước (thời gian làm việc chỉ còn bằng 83,3% so với Luật Lao động trước đây), nhưng về số giờ chuẩn lên lớp của GV lại cao hơn trước khoảng 18% vì số lượng GV tăng không tương ứng với số lượng SV.
Khi các trường triển khai thực hiện Quyết định 64 bằng việc xây dựng quy chế cụ thể cho trường, các trường đang chuyển đổi từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ đều gặp một khó khăn chung là: với học chế niên chế, một SV được học trong 4 năm (khoảng 210-220 đơn vị học trình) và thầy giáo lên lớp khoảng 3.150 - 3.300 tiết (mỗi tiết học 45 phút). Với học chế tín chỉ,
SV phải tích luỹ từ 120 đến 132 tín chỉ, tính ra số giờ lên lớp của giáo viên là 1.800 - 1.980 giờ. Nếu tính chi tiết thì tổng số thời gian SV học theo hệ tín chỉ chỉ bằng 65% so với học theo niên chế. Nếu so sánh số giờ lên lớp của giáo viên các ĐH Hoa Kỳ thì số giờ lên lớp hàng tuần của giáo viên Việt Nam khi thực hiện Quyết định 64 vẫn thấp hơn. Ví dụ: mỗi GV ở học viện PRATT giảng từ 12-14 tiết trong 3 học kỳ (40 tuần thực học), còn GV Việt Nam cũng giảng từ 11-12 giờ trên tuần. Nếu chỉ căn cứ trên số giờ giảng dạy thì các quy định tại Quyết định 64 có thể được coi là phù hợp. Nhưng vấn đề không nằm ở đó vì việc thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ cần phải có cơ sở vật chất tương ứng. Trong khi số giờ lên lớp đã giảm do cấu trúc chương trình thì rõ ràng GV sẽ khó có khả năng thực hiện đủ số giờ chuẩn theo Quyết định 64.
Về hoạt động nghiên cứu khoa học của GV, các trường gặp khó khăn khi quy đổi giữa các hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Không thể tính số giờ nghiên cứu khoa học của một đề tài là bao nhiêu, một giáo trình được tính theo số trang hay theo số tín chỉ, bao nhiêu giờ cho một bài báo. Ngoài ra còn kinh phí giành cho nghiên cứu khoa học, tính trung bình nếu kinh phí nghiên cứu khoa học vẫn được phân bổ như hiện nay thì trong khoảng 10-12 năm mới có 2 lần GV được nhận nhiệm vụ nghiên cứu.
Khi quy định chặt chẽ số giờ giảng dạy cho GV thì số giờ giảng dôi ra sẽ mời ai? ở đâu? lấy nguồn kinh phí nào?
Quy định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với từng chức danh: giáo sư 360 giờ, phó giáo sư và GV chính 320 giờ, GV khác 280 giờ là không phù hợp, không tận dụng được chất xám của đội ngũ các nhà khoa học đầu đàn vì giờ giảng dạy quá nhiều nên sẽ giảm bớt thời gian dành cho nghiên cứu khoa học.
Chế độ làm việc đối với GV dạy các môn giáo dục thể chất và quốc phòng ở các trường chuyên chưa được quy định.
Số giờ tiêu chuẩn hướng dẫn một luận văn thạc sĩ là 20 - 25 tiết là quá thấp, không khuyến khích GV đầu tư thời gian, trí tuệ cho việc hướng dẫn học viên cao học.
2.Quyết định 174/2008/QĐ - TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Văn bản này có tác dụng tích cực đến các nhà khoa học, giúp cho các nhà khoa học xác định được hướng phấn đấu. Tuy nhiên, những quy định về trình tự bổ nhiệm quá phức tạp, thiếu tính cạnh tranh, chưa làm rõ các GV của cơ sở giáo dục ĐH sau khi về hưu được 3 hoặc 5 năm nhưng vẫn tiếp tục tham gia giảng dạy hợp đồng cho các cơ sở giáo dục ĐH thì được xét theo tiêu chuẩn nào?
Tỷ lệ phiếu bầu giáo sư, phó giáo sư tính trên đầu các thành viên hội đồng mặc dù các thành viên đó vắng mặt, điều đó gây phản cảm, mất tác dụng của việc phong hàm: việc được công nhận hoặc không công nhận chức danh chưa hẳn đã phụ thuộc vào công trình khoa học mà lại phụ thuộc vào số thành viên hội đồng vắng mặt hay có mặt
Việc quy định số lượng tiến sĩ do giáo sư hướng dẫn là không phù hợp vì đối với những ngành gần như không có nghiên cứu sinh như cơ khí động lực ô tô, kỹ thuật cơ khí... làm thiệt thòi cho những cán bộ đã đầy đủ tất cả mọi điều kiện chỉ thiếu số lượng nghiên cứu sinh nên đã không được công nhận học hàm phó giáo sư, giáo sư.
Bên cạnh những phức tạp trong quy trình bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư thì cơ chế miễn nhiệm lại chưa đặt ra một cách rõ ràng.
3.Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giáo dục ĐH trong lĩnh vực tài chính
Nghị quyết số 35/2009/NQ - QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội khoá 12, kỳ họp thứ 5 về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính
trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015. Nghị quyết này tạo ra hành lang pháp lý đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục nói chung và giáo dục ĐH nói riêng.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.
Định mức đầu tư và học phí chưa có sự khác biệt cho các ngành, lĩnh vực. Vị trí, vai trò của các ngành khoa học cơ bản, công nghệ cao và kinh tế mũi nhọn chưa được quan tâm rõ rệt.
Lộ trình tăng học phí quá chậm, mức học phí vẫn chưa đáp ứng nhu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo.
Chính sách lương hiện nay chủ yếu dựa vào thâm niên mà chưa thực sự dựa vào kết quả làm việc.
4.Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giáo dục ĐH trong lĩnh vực bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo.
Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 15/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trường ĐH Việt Nam trong giai đoạn 2008-2015.
Việc triển khai chương trình tiên tiến, một mặt nhằm khắc phục các yếu kém hiện hữu của giáo dục ĐH Việt Nam, mặt khác tạo điều kiện để giáo dục ĐH Việt Nam tiếp cận với giáo dục ĐH thế giới.
Để thực hiện Đề án này, ngân sách nhà nước cung cấp tài chính cho 03 khoá đầu để các trường ĐH Việt Nam có điều kiện liên kết với các trường ĐH tiên tiến trên thế giới, áp dụng chương trình đào tạo bằng tiếng Anh; mời GV nước ngoài đến giảng dạy và bồi dưỡng cho GV Việt Nam; tổ chức quản lý và đào tạo theo tiêu chuẩn của các trường đối tác;
Đề án đã tạo điều kiện cho các trường ĐH Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế, hình thành cơ chế quản trị tự chủ và nâng cao trách nhiệm xã hội; bồi dưỡng ĐNGV, thực hiện chương trình đào tạo và
trang bị kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế; hình thành cơ chế tài chính theo hướng tự chủ.
Trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều bất cập:
Nguồn tài chính hạn hẹp, trình độ tiếng Anh của GV và SV còn hạn chế; trang thiết bị kỹ thuật còn nghèo nàn và môi trường đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu.
Một số việc rất khó triển khai trong thực tế ví dụ quy định GV dạy chương trình tiên tiến được giành 40% quỹ thời gian cho nghiên cứu khoa học nhưng thực tế, GV giảng dạy chương trình tiên tiến chủ yếu được mời giảng vì họ còn đảm nhiệm việc giảng dạy ở các hệ đào tạo ĐH và sau ĐH khác. Hơn nữa nguồn khinh phí để bảo đảm 40% thời gian cho nghiên cứu khoa học là không có.
Sau 3 khoá đầu tiên được nhà nước cấp kinh phí, các khoá sau nhà trường không đủ khả năng để đầu tư, đặc biệt là lương cho GV nước ngoài rất cao.
Thông tư số 10/2009/TT-BGD ĐT ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ
Đào tạo trình độ tiến sĩ của Việt Nam đang có những bất cập: thiếu nguồn tài chính, việc kết hợp giữa nghiên cứu và đào tạo tiến sĩ còn hạn chế; cơ sở vật chất và thông tin khoa học còn hạn hẹp; đội ngũ cán bộ hướng dẫn nghiên cứu khoa học và quản lý chưa đáp ứng về số lượng và trình độ; cơ chế quản lý chưa được cải tiến.
Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ đã đề ra một số nội dung mới: phân cấp quản lý hoàn toàn cho các cơ sở đào tạo; xét tuyển nghiên cứu sinh thay cho thi tuyển; thêm phần tiểu luận tổng quan và thêm một số học phần trong đào tạo tiến sĩ; yêu cầu cao về trình độ ngoại ngữ, quy định các điều kiện giao nhiệm vụ và thu hồi quyết định; và một số nội dung quản lý khác. Căn cứ quy chế này, các trường xây dựng quy định riêng và thực hiện việc xét tuyển từ tháng 3 năm 2010;
Quy chế này tại điều kiện cho các cơ sở đào tạo phát triển theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế, hình thành cơ chế quản trị tự chủ, phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, chương trình đào tạo và cơ sở vật chất theo chuẩn quốc tế, phát triển quan hệ hợp tác, nâng cao chất lượng đào tạo.
Nhưng trong thực tế triển khai thực hiện đã gặp không ít khó khăn bất cập như; nguồn tài chính rất hạn hẹp, chưa kết hợp nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ với đào tạo; hệ thống thông tin khoa học chưa đáp ứng yêu cầu làm ảnh hưởng đến việc công bố kết quả trên các tạp chí quốc tế, một số quy định về trình độ ngoại ngữ, về chuyên ngành đào tạo, về NNL… chưa phù hợp với thực tế.
Hiện nay hầu hết nghiên cứu sinh đều đang làm việc trong các trường học hoặc cơ quan nhà nước, nếu tập trung họ về cơ sở đào tạo thì có nguy cơ mất việc và các quyền lợi khác, do đó nhiều người không tham gia đang ký làm nghiên cứu sinh.
Đối với các luận án thuộc lĩnh vực kinh tế, quản lý, luật… nếu quy định số trang tối đa là 200 thì sẽ rất khó luận giải được một số vấn đề cần số trang nhiều hơn…
Quy định người hướng dẫn nghiên cứu sinh phải có tên trong thông báo của cơ sở đào tạo về danh mục các đề tài, hướng nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu... rất khó thực hiện vì nhiều người hướng dẫn nghiên cứu sinh công tác tại các cơ quan khác hoặc đã nghỉ hưu nên cơ sở đào tạo không nắm được thông tin.
Quy chế đào tạo tiến sĩ là văn bản có ý nghĩa quan trọng trong việc đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ GV về mặt số lượng và chất lượng vì vậy phải được biên soạn một cách khoa học làm cơ sở pháp lý tương đối ổn định cho các trường triển khai thực hiện, nhưng từ năm 2000 cho đến năm 2009 quy chế này đã được thay đổi đến 5 lần, làm cho và các cơ sở đào tạo rất lúng túng trong việc thực hiện.
Thông tư số 38/2010/TT - BGD&ĐT ngày 22/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình cho phép đào tạo, đình chỉ
tuyển sinh, thu hồi quyết định cho phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ và Thông tư số 08/2011/TT - BDG&ĐT ngày 17/02/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ ĐH, trình độ cao đẳng
Việc ban hành hai văn bản này không nhận được sự đồng tình của các cơ sở giáo dục ĐH cũng như dư luận xã hội, bởi lẽ:
Quy định về điều kiện mở ngành chưa phù hợp với thực tế (GV cơ hữu dạy ít nhất 70% chương trình đào tạo; ít nhất có 02 GV cơ hữu có bằng tiến sĩ đúng chuyên ngành, 03 GV cơ hữu có bằng tiến sĩ đúng ngành, mỗi GV tiến sĩ có ít nhất 03 công trình khoa học được công bố; ngành đào tạo chưa có trong danh mục của nhà nước thì phải trình bày luận cứ khoa học và thực tiễn của một số nước trên thế giới....);
Hồ sơ mở ngành: quá phức tạp và rườm rà (muốn mở ngành phải lập 03 bộ hồ sơ, mỗi bộ gồm 05 tài liệu; những trường không được tự thẩm định phải gửi 05 bộ chương trình cho các trường được chỉ định thẩm định...); Sở Giáo dục và Đào tạo nơi trường đặt trụ sở phải kiểm tra và xác nhận các điều kiện thực tế có đúng với những nội dung đã kê khai trong hồ sơ...
Quy trình mở ngành: phiền hà, quá nhiều khâu, mất nhiều thời gian (các địa phương thẩm định điều kiện mở ngành trong 15 ngày, việc thẩm định của các trường được chỉ định đối với các trường khác kéo dài 30 ngày. Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định trong 30 ngày và chỉ thực hiện 03 lần/năm);
Thẩm quyền quyết định mở ngành: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mục đích của việc ban hành hai văn bản này là nhằm "khắc phục tình trạng mở ngành chưa gắn với điều kiện đảm bảo chất lượng và nhu cầu sử dụng lao động" (Báo cáo số 329/BC-UBTVQH12 ngày 26/5/2010 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu
tư và đảm bảo chất lượng đào tạo...) song trên thực tế hai văn bản đã đưa ra nhiều quy định thiếu tính khả thi gây nhiều phiền hà cho các cơ sở giáo dục ĐH và các địa phương khi thực hiện.
Báo Thanh niên số 138 ra ngày 18/5/2011 đã đưa ra nhiều ý kiến của các sở giáo dục đào tạo và các trường ĐH, cao đẳng xung quanh hai văn bản nói trên:
Việc chỉ định các trường ĐH, cao đẳng thẩm định điều kiện mở ngành của trường ĐH, cao đẳng khác là chưa phù hợp và không đúng thẩm quyền.
Hai văn bản nói trên chưa phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách các thủ tục hành chính và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục ĐH, nó cản trở các trường chủ động thực hiện công việc tác nghiệp liên quan tới chiến lược phát triển và cạnh tranh của nhà trường là mở ngành nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
Hơn nữa, các quy định của hai văn bản này không có tính khả thi bởi lẽ chỉ cần mỗi trường mở một ngành đào tạo thì với hơn 400 trường ĐH, cao đẳng trong cả nước, toàn bộ hệ thống giáo dục ĐH từ bộ trưởng đến các địa phương và các trường dù tập trung nhiều nguồn lực cũng không đủ khả năng tiến hành việc kiểm tra, thẩm định và ra quyết định cho việc mở ngành.
- Nhóm văn bản liên quan đến thanh tra, kiểm tra:
Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục.
Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục.