- Nhóm văn bản liên quan đến quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐH:
4.1.3. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý Nhà nƣớc nhằm phát triển đội ngũ giảng viên trong các trƣờng đại học kinh tế công lập
triển đội ngũ giảng viên trong các trƣờng đại học kinh tế công lập
Trên cơ sở Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 (được ban hành tại Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của
Thủ tướng Chính phù), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số 6639/QĐ-BGDĐT ngày 29/12/2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2011 - 2020. Quy hoạch đã xác định phương hướng phát triển nhân lực GDĐH như sau: về số lượng: đến năm 2020, nhu cầu GV trong các trường ĐH khoảng 83.000 người. Bình quân mỗi năm, số lượng GV tăng khoảng 2.500 người
Nghị quyết Trung ương II khoá VIII chỉ rõ cán bộ giảng dạy là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Cán bộ giảng dạy phải có đủ đức tài. Do đó phải:
- Củng cố và tập trung đầu tư nâng cấp các trường sư phạm. Xây dựng số trường ĐH sư phạm trọng điểm để vừa đào tạo giáo viên có chất lượng cao vừa nghiên cứu khoa học giáo dục đạt trình độ tiên tiến.
- Thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hoá, nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ cán bộ giảng dạy, ở bậc ĐH cần có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng trong và ngoài nước các cán bộ phụ trách các bộ môn khoa học và cán bộ giảng dạy trẻ kế cận, để khắc phục tình trạng hẫng hụt cán bộ. Không bố trí người kém phẩm chất, đạo đức làm giáo viên, kể cả giáo viên hợp đồng.
- Có chính sách sử dụng và đãi ngộ đúng giá trị NNL được đào tạo. Trọng dụng người tài. Khuyến khích mọi người, nhất là cán bộ giảng dạy trẻ say mê học tập và tu dưỡng vì tiền đồ bản thân và tương lai đất nước.
- Đổi mới GDĐH không thể tách rời chiến lược quản lý và phát triển lực lượng lao động trong lĩnh vực GDĐH nói chung và đội ngũ nói riêng. Việc quản lý theo mô hình chức nghiệp ở các trường công và dựa trên thoả thuận theo hợp đồng lao động thuần tuý ở các trường ngoài công lập là khó khuyến khích sự phát triển và sức sáng tạo của đội ngũ này. Vì vậy, việc thay đổi nội dung và phương thức quản lý là vấn đề cấp thiết. Sự thay đổi cần tập trung vào các mặt: i) quản lý đội ngũ dựa nguyên tắc chuyên môn, khoa học,
việc làm và đạo đức nghề nghiệp; ii) thực hiện chính sách phát triển bình đẳng, iii) tăng cường chế độ hợp đồng; iv) tiêu chuẩn hoá xét và công nhận chức danh khoa học; v) đảm bảo tự chủ học thuật; và vi) bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ trường ĐH
Trước hết, quản lý ĐH cần dựa trên bốn nguyên tắc: năng lực chuyên môn, thành tích khoa học, việc làm và đạo đức nghề nghiệp.Thực ra nguyên tắc việc làm cũng bao hàm cả hai nguyên tắc là năng lực chuyên môn và thành tích khoa học.Nguyên tắc về năng lực chuyên môn đòi hỏi chính sách tuyển chọn, sử dụng hay đào tạo bồi dưỡng phải dựa trên tiêu chuẩn năng lực chuyên môn thống nhất.Nguyên tắc thành tích khoa học đòi hỏi việc đánh giá phải dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học.Nguyên tắc việc làm đòi hỏi thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài, tạo cơ hội bình đẳng và cạnh tranh trong giảng dạy và nghiên cứu. Nguyên tắc đạo đức đòi hỏi có sự khuyến khích giữ gìn đạo đức nghề nghiệp. Nhà nước cần đảm bảo các nguyên tắc này được tôn trọng trong mọi chính sách quản lý và phát triển ĐNGV. Nhất là sớm xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chuyên môn và nghề nghiệp ĐH để làm cơ sở pháp lý cho QLNN.
Về chính sách phát triển GV, Nhà nước cần thực hiện chính sách thống nhất về đầu tư và phát triển GV, không có sự phân biệt giữa các loại hình trường ĐH.
Về quản lý lao động, cần khuyến khích việc thực hiện hợp đồng lao động dựa trên sự thoả thuận mức lương và cam kết trách nhiệm rõ ràng đối với mọi loại hình trường ĐH. Đồng thời, có chính sách khuyến khích lao động sáng tạo của GV. Nhà nước cần trao quyền cho các hiệu trưởng thực hiện vai trò của người sử dụng lao động, được điều động, sa thải vi phạm hợp đồng lao động. Song song đó, Nhà nước tăng cường biện pháp thanh tra, kiểm tra quản lý và sử dụng lao động.
Về quyết định chức danh khoa học, Nhà nước cần cho phép các trường được quyết định chức danh khoa học và sư phạm theo tiêu chuẩn của trường
và quy định chung của Nhà nước. Để tránh việc quyết định chức danh tràn làn, làm tăng chi trả lương, nhà nước cần khống chế tỷ lệ người được bổ nhiệm các chức danh khoa học (dựa trên quy mô SV và cơ hữu).
Để bảo đảm quyền tự chủ học thuật của các (cho cả các nhà nghiên cứu và SV), Nhà nước cần thực hiện đồng bộ các chính sách khuyến khích và bảo vệ như: quyền tự do ngôn luận, quyền về thông tin, quyền theo đuổi nghiên cứu khoa học v.v... không chỉ trên lý thuyết mà còn phải trên thực tế. Nhà nước cần có quy định khuyến khích các được trình bày các môn học theo ý kiến của mình, lựa chọn và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học theo phương pháp của mình. Các SV được chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức theo cách nghĩ và nhu cầu của mình. Các quyền tự chủ học thuật gắn với trách nhiệm học thuật cùng với việc tạo ra các điều kiện tối ưu đảm bảo các quá trình sáng tạo, trình bày và phổ biến tri thức. Vịệc truyền bá tri thức cần phải được khẳng định là thực hiện một nhiệm vụ (được giao) chứ không phải một quyền cá nhân thuần tuý, vì vậy không thể "lơi lỏng" nhiệm vụ mà mình gánh vác. Nhà nước phân định rõ phạm vi tự chủ học thuật mang tính thảo luận khoa học và tự chủ học thuật trong truyền bá tri thức mà giảng dạy là đơn cử. Thực tế cũng cho thấy tự chủ học thuật là cần thiết nhưng nó cũng không mang tính tuyệt đối.Cũng như quyền tự chủ, nó phải thể hiện tính xã hội tích cực phù hợp với từng khung cảnh nhất định.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trường ĐH thì Nhà nước cần tăng cường và phát huy vai trò của tổ chức công đoàn giáo dục, khuyến khích thực hiện thoả ước lao động tập thể, thông qua sức mạnh tập thể thương lượng đạt lợi ích cao hơn quy định của pháp luật. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan QLNN về lao động trong việc bảo vệ pháp chế lao động, thông qua các công tác giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật lao động. Đảm bảo việc tuân thủ nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" trong GDĐH thông qua thúc đẩy và giám sát việc tổ chức hội nghị dân chủ trong nhà trường một cách thực chất.