Quy mô đội ngũ giảng viên đại học kinh tế công lập

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 86 - 89)

Từ năm 1986 đến năm 2016, số lượng trường ĐH tăng 2,7 lần, và giai đoạn 1996-2016 số lượng SV tăng 23 lần trong khi số lượng GV chỉ tăng 4,4

lần, chứng tỏ có sự chênh lệch giữa SV và GV, mà số lượng SV chủ yếu vào khối ngành kinh tế, dẫn đến mất cân đối với tỷ lệ ĐNGV.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, nếu năm học 2014-2015 chỉ có 219 trường ĐH (159 trường công lập và 60 trường ngoài công lập) thì đến năm học 2016-2017 đã lên đến 235 trường ĐH, học viện (bao gồm 170 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài), 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm. Năm học 2017-2018 có 236 trường ĐH (trường công lập 171, 65 trường ngoài công lập).

ĐNGV luôn giữ vị trí quan trọng nhất trong các cơ sở giáo dục ĐH. Chất lượng và uy tín của các cơ sở GDĐH, các trường ĐH được cấu thành bởi nhiều yếu tố, trong đó, chất lượng của ĐNGV luôn được xem xét như một trụ cột chính. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế các cơ sở giáo dục ĐH hiện nay, xây dựng, nâng cao chất lượng ĐNGV vừa là yêu cầu, vừa là thách thức của cả hệ thống nói chung, của mỗi cơ sở giáo dục ĐH nói riêng.

Đội ngũ GVĐH đã đóng phần quan trọng đào tạo hàng triệu cử nhân, kỹ sư. Hàng vạn thạc sỹ, tiến sĩ phục vụ cho quá trình CNH - HĐH, thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước. Chất lượng giáo dục ĐH và trình độ đào tạo có tiến bộ. Năng lực hiểu biết, tiếp cận tri thức mới của SV được nâng cao. số đông SV tốt nghiệp có hoài bão lập thân, lập nghiệp và tinh thần tự lập; đa số SV tốt nghiệp đã có việc làm và làm được việc.

Phát triển GD&ĐT, đào tạo NNL theo hướng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Hệ thống cơ sở đào tạo ĐH đã phủ gần kín cả nước (62/63 tỉnh, thành phố). Mở thêm nhiều ngành nghề đào tạo mới. bước đầu đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và khu vực. Chất lượng giáo dục mũi nhọn đã được coi trọng. thông qua thực hiện các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình tiên tiến ở nhiều trường ĐH. Quan hệ quốc tế phát triển tương đối nhanh cả cấp quốc gia và cấp trường ĐH.

Đầu tư của Nhà nước cho giáo dục ĐH tăng nhanh, cơ chế tài chính cho GDĐH đã bắt đầu được đổi mới. Cơ chế giám sát chất lượng đào tạo được thực hiện. Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục tăng nhanh từ 15,3% năm 2001 lên 20% tổng chi ngân sách năm 2010. Xã hội hoá giáo dục đã đạt được những kết quả quan trọng, nhất là huy động các nguồn lực để phát triển ĐNGV thông qua các đề án đào tạo tiến sĩ, đào tạo ngoại ngữ trong và ngoài nước, qua đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đóng góp kinh phí cho giáo dục.

Nguồn: Thống kê Bộ GD&ĐT ĐH và tính toán của tác giả

Biểu đồ 3.1: Quy mô ĐNGV ĐH kinh tế công lập giai đoạn 2014-2018

Nhu cầu và quy mô GDĐH tăng nhanh, một mặt tạo áp lực lớn cho toàn hệ thống còn mặt khác, nó là sự thách thức đối với QLNN về GDĐH theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Đổi mới quản lý GDĐH từ cơ chế xin - cho sang định hướng kiến tạo sắn với tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho các trường ĐH. Giúp các trường ĐH giải toả áp lực và vượt qua thách thức, đặc biệt nhiệm vụ nâng cao chất lượng ĐNGV ĐH là yêu cầu bức thiết hiện nay.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w