Đặc điểm của giáo dục đại học

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 28 - 31)

+ Nhiều nghiên cứu đã khẳng định vai trò tất yếu và giá trị của GDĐH, đặc biệt nhấn mạnh lợi ích về mặt kinh tế của GDĐH, hoặc cụ thể là trình độ càng cao dẫn đến thu nhập cao hơn, công việc ổn định hơn, nhiều khả năng chuyển đổi công việc hơn và chất lượng cuộc sống tốt hơn. Quan điểm này được ủng hộ và tiếp tục mở rộng trong nghiên cứu của Carlson và Flgisher khi hai tác giả cho rằng GDĐH là việc chuẩn bị hành trang cho phát triển nghề

+ Giáo dục ĐH là một loại hình dịch vụ

- Một số văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam cũng đề cập tới dịch vụ giáo dục, tại Khoản 2, Điều 101 Luật số 44/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục 2005 cũng nhắc tới dịch vụ của các CSGDĐH [82]. Hay tại Điểm c, Khoản 2, Điều 19, Luật giá 2012 có quy định danh mục Hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định khung giá và mức giá cụ thể bao gồm dịch vụ giáo dục, đào tạo tại các cơ sở giáo dục, đào tạo của Nhà nước [83]. Cụm từ "dịch vụ đào tạo" cũng được sử dụng trong nghị định số 16/2015/NĐ-CP về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập [33].

- Việc sử dụng thuật ngữ "dịch vụ giáo dục" trong các văn bản quy phạm pháp luật đã từng có tiền lệ trên thế giới. Luật giáo dục của Ontario, Canada và bang Massachusetts của Hoa Kỳ có sử dụng thuật ngữ "educational services" hay còn gọi là dịch vụ giáo dục và có điều khoản đề cập tới chi phí, phụ phí, học phí.

Các tác giả Kotler và Fox đã nhận định rằng GDĐH là một loại hình dịch vụ. Trong đó, các CSGDĐH chính là các nhà cung cấp loại hình dịch vụ đặc biệt này. Các chương trình đào tạo ĐH mà nhà trường cung cấp chính là dịch vụ GDĐH, và các chương trình đào tạo này có đầy đủ các đặc điểm của ngành dịch vụ

GDĐH là một loại hình dịch vụ và mang đầy đủ tính chất đặc thù của dịch vụ, gồm:

- Tính vô hình: các chương trình đào tạo mang tính vô hình, người học không hình dung trước khi học, khó đánh giá được chất lượng sau khi học.

- Tính không tách rời giữa cung cấp và tiêu dùng: quá trình dạy học và học xảy ra đồng thời, tại một thời điểm và thời gian nhất định.

- Tính không đồng đều về chất lượng: các CSGDĐH không thể cung cấp chương trình học hàng loạt và tập trung như sản xuất hàng hoá. Các

cảm nhận của người học về chất lượng chương trình học lại chịu tác động mạnh bởi kỹ năng, thái độ của GV, bối cảnh và môi trường học…

- Tính không chuyển quyền sở hữu được: khi quyết định tham gia chương trình đào tạo nào thì người học chỉ được quyền tham gia học, được hưởng lợi ích mà chương trình mang lại trong một thời gian nhất định mà không thể chuyển cho người khác.

Trong nghiên cứu này, tác giả tiếp cận từ khía cạnh các CSGDĐH là những nhà cung ứng dịch vụ GDĐH được thực hiện chủ yếu bởi NNL GV ĐH dưới hình thức các chương trình đào tạo cho người học một trong những đối tượng khách hàng chính của nhà trường.

Khi coi GDĐH là một lĩnh vực dịch vụ, trong đó nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của việc các CSGDĐH cần coi người học là trung tâm, là khách hàng. Nhận định này đã được Robinson và Long đưa ra vào năm 1987, sau đó tiếp tục đượcKotler và Fox khẳng định năm 1995, Owlia và Aspinwall ủng hộ năm 1996, tiếp theo là Reavill, 1998; Kanji & Tambi, 1999. Việc xác định các đối tượng khách hàng rất quan trọng đối với các CSGDĐH nhằm phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thương hiệu (Akonkwa, 2009).

- CSGDĐH có nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, trong đó điển hình nhất là người học, bao gồm cả người học hiện tại và người học tiềm năng (Hwarng & Teo, 2001; Karapetrovic & Willborn, 1997; Prendergast, Saleh, Lynch, & Murphy, 2001). Trong các nghiên cứu của Kotler và Fox (1995, 2002), người học là khách hàng đầu ra và GV là yếu tố đầu vào được nhắc đến với vai trò cốt lõi trong số các đối tượng khác nhau của một

CSGDĐH.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w