- Thanh tra việc quản lý quá trình giảng dạy và NCKH của các khoa/ bộ môn Thanh tra việc chấp hành các quy định của nhà trường về quản lý th
4.3.1. Các điều kiện thực hiện quản lý Nhà nƣớc nhằm phát triển đội ngũ giảng viên
đội ngũ giảng viên
- Đảm bảo về pháp lý: Một hệ thống pháp luật vững chắc đầy đủ, phù hợp với yêu cầu đòi hỏi từ thực tiễn sẽ tạo điều kiện cho hoạt động QLNN đối với trường ĐHCL được đảm bảo,phát huy hết quyền năng pháp lý.Ngược lại, hệ thống pháp luật với những quy định chưa rõ ràng, chi tiết, chồng chéo sẽ không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của giáo dục ĐH nói chung (trong đó có trường ĐHCL kinh tế nói riêng)
Để các cơ quan nhà nước quản lý có hiệu lực, hiệu quả đối với trường ĐHCL đặc biệt là ĐNGV thì vấn đề không chỉ đảm bảo có đủ các văn bản quy phạm pháp luật, mà điều quan trọng là phải bảo đảm chất lượng của các văn bản đó. Điều này đòi hỏi khắc phục nhanh tình trạng "luật, pháp lệnh chỉ dừng lại ở những nguyên tắc chung, muốn thực hiện phải có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành", đồng thời bảo đảm tính liên thông, nhất quán, hình thành hệ thống pháp luật về giáo dục ĐH của ngành với đầy đủ những thuộc tính hiện đại của hệ thống, như tính đồng bộ, toàn diện, tính khách quan, khoa
học, tính ổn định, tính công khai, minh bạch, tính đại chúng... có thể nói, phát triển NNL chất lượng cao mà ĐNGV là nòng cốt trong trường ĐHCL đối với giáo dục ĐH (trong đó có cơ chế QLNN đối với sự phát triển ĐNGV trong các trường ĐHCL nói chung và trường ĐHCL kinh tế nói riêng) hoàn thiện là điều kiện cần và đủ để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với sự phát triển ĐNGV các trường ĐHCL.
- Đảm bảo về tổ chức bộ máy:
+ Yếu tố quyết định tạo thành năng lực thực hiện pháp luật của cơ quan QLNN đối với sự phát triển ĐNGV trong trường ĐHCL chính là tính khoa học của bộ máy QLNN, tính hợp lý. Một bộ máy mạnh là bộ máy luôn thích ứng với mọi biến đổi của xã hội, phải tìm tòi sáng kiến sao cho bộ máy QLNN đối với sự phát triển ĐNGV trong trường ĐHCL thường xuyên được đổi mới, cải cách, đáp ứng tối đa nhu cầu quản lý xã hội, nhất là điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
+ Nhằm tăng cường năng lực quản lý của bộ máy QLNN đối với sự phát triển ĐNGV trong trường ĐHCL trong những năm đổi mới theo chủ trương của Đảng, tổ chức bộ máy đã liên tục được kiện toàn, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính và kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, đồng thời tăng cường phân cấp, phát huy tính tự chủ, quyền hạn được phân cấp.
- Đảm bảo về nhân lực: Thực tế cho thấy QLNN sự phát triển ĐNGV trong trường ĐHCL phải thông qua hoạt động của từng công chức trong bộ máy chính quyền và do đó phụ thuộc vào năng lực thực hiện công vụ của họ. Đối với đội ngũ cán bộ, công thực hiện chức năng QLNN sự phát triển ĐNGV trong trường ĐH chức công lập, năng lực thực hiện công vụ được tạo bởi các yếu tố chủ yếu sau:
+ Một là ý thức pháp luật: đội ngũ cán bộ, công chức phải có sự hiểu biết pháp luật có thái độ tôn trọng, chấp hành nghiêm minh pháp luật, bảo vệ công lý. Việc đào tạo cập nhật kiến thức pháp luật phải cụ thể, toàn diện
+ Hai là yếu tố sáng tạo trong thực hiện công vụ: hoạt động thực hiện đội ngũ cán bộ, công chức trong QLNN đối với sự phát triển ĐNGV trong các trường ĐHCL thực chất là hoạt động áp dụng pháp luật, đòi hỏi phải có sự vận dụng sáng tạo cho phù hợp điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng áp dụng, Có như vậy hiệu quả pháp luật mới được đảm bảo, trật tự quản lý nhà nước mới được thiết lập, hợp lòng dân và xã hội.
+ Ba là yếu tố kỹ năng thực thi công vụ: người công chức phải thành thục quy trình áp dụng pháp luật, có khả năng diễn đạt, truyền đạt các quyết định áp dụng pháp luật nhanh chóng, tổ chức thực hiện quyết định một cách chính xác, khách quan.
- Đảm bảo về nguồn tài chính và cơ sở vật chất: nguồn tài chính có ý nghĩa rất lớn đến QLNN trong việc phát triển ĐNGV. Nguồn tài chính và cơ sở vật chất là điều kiện cần thiết để các chính sách pháp luật về GDĐH được triển khai trên thực tế. Công tác xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật về GDĐH, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV ngăn hạn và dài hạn ở trong và ngoài nước. Quỹ lương và nguồn kinh phí dành cho việc thu hút, giữ chân GV tài năng yêu cầu phải được dành một nguồn kinh phí ngân sách nhất. Điều kiện cơ sở vật chất của hệ thống GDĐH công lập cũng có ảnh hưởng đến QLNN về DGDH, nhiều trường cơ sở vật chất hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV, ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của GV.
* Xây dựng chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở trường ĐHCL
- Tự chủ NNL như tự quyết định về các vấn đề liên quan đến điều kiện tuyển dụng, lương bổng, sử dụng NNL, bổ nhiệm, miễn nhiệm các vị trí trong khu vực giảng dạy và hành chính.
- Tự chủ trong các vấn đề liên quan đến tuyển sinh và quản lý SV; tự chủ trong các hoạt động học thuật và chương trình giáo dục như phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV, nội dung chương trình và giáo
trình học liệu, v.v...; tự chủ trong các chuẩn mực học thuật, như các tiêu chuẩn của văn bằng, các vấn đề liên quan đến kiểm tra và kiểm định chất lượng.
- Tự chủ trong các vấn đề liên quan đến quản lý hành chính và tài chính, quản lý và sử dụng ngân sách, các nguồn tài chính của trường.
Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của đất nước và xu thế hội nhập quốc tế của giáo dục ĐH đòi hỏi phải đổi mới tư duy trong quản lý và áp dụng các phương thức quản lý mới nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục ĐH. Phương thức quản lý mới ở đây được hiểu là sự chuyển dịch trách nhiệm và quyền hạn cho phép các cơ sở giáo dục ĐH có quyền tự chủ lớn hơn trong khuôn khổ quy định của các cấp quản lý ở trung ương và địa phương, giảm bớt quyền lực của cơ quan quản lý cấp trên.
4.3.2. Kiến nghị