- Nhóm văn bản liên quan đến quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐH:
4.2.4. Tiếp tục hoàn thiện quy chế và chính sách bảo đảm tự chủ, tự chịu trách nhiệm đòi hỏi xây dựng khuôn khổ đảm bảo sự can thiệp phù
chịu trách nhiệm đòi hỏi xây dựng khuôn khổ đảm bảo sự can thiệp phù hợp của Nhà nước
Yêu cầu này có thể thực hiện theo hai cách, i) hoặc là các cơ quan QLNN thu hẹp thẩm quyền, ii) hoặc là tăng quyền tự chủ của trường ĐH. Việc kết hợp cả hai cách thì phù hợp với khung cảnh thể chế mang tính tập trung ở nước ta hiện nay. Cần sớm điều chỉnh các quy định có thể dẫn tới các can thiệp không cần thiết từ gốc độ quản lý vĩ mô của các cơ quan QLNN về
GDĐH. Một biện pháp có thể thực hiện ngay là sửa đổi quy định, tháo gỡ sự chủ quản ghi trong Điều lệ Trường ĐH.Điều này giúp tạo môi trường pháp lý tự chủ thực chất hơn.Thể chế hoá nguyên tắc đảm bảo sự chủ động cao của trường ĐH, dành quyền ra quyết định nhiều nhất cho cấp trường cũng là giải pháp tích cực.Tuy nhiên, điều này đòi hỏi năng lực tự quản cao trong khi năng lực tự chủ lại là "điểm yếu" của nhiều trường ĐH Việt Nam.
Đổi mới công tác thanh tra và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ có tác dụng nâng cao năng lực và trình độ của đội ngũ, của nhà trường. Thanh tra giáo dục nhằm đảm bảo việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm và từ đó nâng cao chất lượng ĐNGV, CBQL.
Thanh tra, kiểm tra không những để cho người quản lý đoán được vấn đề có thể xảy ra, có tác dụng trực tiếp đến việc tìm nguyên nhân và đề ra những giải pháp quản lý có hiệu quả; đồng thời còn là công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu quả quản lý của CBQL giáo dục. Thanh tra, kiểm tra tốt sẽ động viên khuyến khích tính tích cực, sáng tạo của người CBQL và GV. Kết quả thanh tra, kiểm tra và đánh giá có tác động đến hành vi của người CBQL (chỉ ra những mặt tích cực, những khiếm khuyết và các sai phạm), từ đó giúp họ có định hướng điều chỉnh mọi mặt hoạt động và nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình. Như vậy, thanh tra, kiểm tra và đánh giá có tác dụng gián tiếp làm cho chất lượng (phẩm chất và năng lực) của CBQL được nâng lên. Do vậy, lãnh đạo các trường cần kiện toàn bộ máy tổ chức Thanh tra giáo dục theo quy định của Luật Thanh tra. Đội ngũ cán bộ thanh tra và thanh tra viên nên được trang bị đầy đủ các quy định trong Luật Thanh tra, lý luận và nghiệp vụ thanh tra. Đặc biệt họ phải là những người am hiểu thực sự các công việc quản lý của đội ngũ CBQL trong các trường. Ngoài ra cần có một mạng lưới cộng tác viên thanh tra bao gồm các CBQL, GV có phẩm chất và năng lực, đồng thời được bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra. Nội dung thanh kiểm tra càn bao quát toàn bộ hoạt động giảng dạy và NCKH, cụ thể:
- Thanh kiểm tra việc thực hiện các văn bản quản lý về tuyển dụng, bố trí, sử dụng và đánh giá cán bộ giảng dạy.