Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 137 - 141)

- Nhóm văn bản liên quan đến quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐH:

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

* Nguyên nhân của hạn chế

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế, bất cập trong chính sách của Nhà nước đối với quá trình phát triển ĐNGV ĐHCL ở nước ta hiện nay bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan:

Nguyên nhân khách quan

- Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định chính sách phát triển ĐNGV ĐHCL. Xu hướng quốc tế hoá đòi hỏi phải thực hiện đúng luật chơi quốc tế. gây khó khăn trong quá trình hoạch định chính sách phát triển ĐNGV ĐHCL ở nước ta hiện nay đặc biệt vấn đề cạnh tranh bình đẳng để tuyển dụng và sử dụng ĐNGV ĐHCL làm việc lâu dài.

Khi dịch vụ đào tạo trở thành một loại hàng hoá xuất, nhập khẩu, sẽ dẫn đến sự phân hoá về đẳng cấp của các trường ĐH, đẳng cấp của GVĐH một cách rõ rệt. Các trường ĐH nước ngoài có uy tín và tiềm lực về tài chính sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tuyển chọn được ĐNGV giỏi. Ngược lại, đối với những trường kém uy tín và tiềm lực về tài chính trong nước sẽ phải đối mặt với nguy cơ chảy máu chất xám. Trong môi trường toàn cầu hoá, chính sách hội nhập về tiền lương, tiền công, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội... dẫn đến sự di động xã hội đối với ĐNGV giỏi, trình độ cao sẽ có xu hướng làm việc cho các trường ĐH quốc tế có thu nhập cao hơn; SV cũng có xu hướng lựa chọn trường học có thương hiệu, chương trình đào tạo tiên tiến và lựa chọn ĐNGV giỏi để theo học.

- Khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã làm thay đổi căn bản giáo dục ĐH trên thế giới, thay đổi phương thức quản lý nội bộ các trường ĐH. Làm thay đổi căn bản bản chất của việc dạy và học, tiến tới đa dạng hoá về nội dung và hình thức đào tạo. Thông qua lớp học trực tuyến, GV có thể giảng tại chỗ nhưng truyền thông tin bài giảng đi khắp thế giới. GV sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong các lớp học truyền thống làm tăng chất lượng, hiệu quả đào tạo.

Khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển nhanh chóng làm tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời cũng đòi hỏi lực lượng lao động phải có trình độ tay nghề cao, ĐNGV ĐHCL "ít mà tinh" hơn. Điều đó tác động trực tiếp đến chính sách phát triển ĐNGV ĐH Việt Nam hiện nay:Có thể giảm số lượng, nhưng yêu cầu rất cao về chất lượng, cơ cấu ĐNGV đặc biệt năng lực giảng dạy, nghiên cứu bằng tiếng Anh và công nghệ thông tin đạt chuẩn quốc tế.

- Các điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ phát triển kinh tế - xã hội là tấm gương phản chiếu chính xác, trung thực mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và phát triển NNL. Kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững là tiền đề, điều kiện thuận lợi để xây dựng các chính sách tạo điều kiện cho ĐNGV ĐHCL phát triển và ngược lại. Thực tế hiện nay, ĐNGV ĐH có nhiều cơ hội lựa chọn các trường ĐH theo trình độ, năng lực của mình, song cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, thậm chí là thất nghiệp, bởi xét đến cùng sự ổn định về việc làm chỉ mang tính tương đối. Quy luật giá trị đặt ra yêu cầu tiên quyết là vấn đề chất lượng lao động, khả năng thực hiện vị trí việc làm. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh. Điều đó thúc đẩy ĐNGV phải thường xuyên đáp ứng công nghệ dạy học mới, phương thức quản lý mới, nếu không sẽ bị đào thải.

Quan hệ cung - cầu trên thị trường GV là một cân bằng động, phải chú ý đến tính cân bằng giữa cung và cầu lao động, quy mô, chất lượng đào tạo... bởi đây là nhân tố rất quan trọng giúp cho việc hoạch định các chính sách trở

nên thiết thực và có hiệu quả hơn. Mối quan hệ giữa phát triển ĐNGV và kinh tế - xã hội là mối quan hệ nhân quả, qua lại hai chiều.

Nền kinh tế nước ta hiện nay đang phát triển nên khả năng đầu tư của Nhà nước và xã hội cho phát triển ĐNGV ĐHCL còn hạn chế, đặc biệt chế độ đãi ngộ chưa đảm bảo đời sống của đại bộ phận ĐNGV làm cho chính sách phát triển ĐNGV bị ảnh hưởng rất lớn, gây hệ luỵ về số lượng và chất lượng GV tăng chậm, hiện tượng chảy máu chất xám gia tăng và thu hút tài năng vào nghề dạy học có xu hướng giảm.

Trong thời gian qua, đặc biệt 10 năm gần đây số lượng trường ĐHCL (chủ yếu nâng cấp từ cao đẳng) tăng nhanh, quy mô SV lớn nên xảy ra tình trạng thiếu hụt ĐNGV ĐHCL.

- Nguyên nhân chủ quan

Việc thể chế hoá quan điểm, đường lối "ưu tiên" của Đảng chưa được Nhà nước xây dựng trong từng chính sách cụ thể, chưa đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ, chưa tạo động lực mạnh mẽ cho ĐNGV. Công tác kiểm tra, rà soát đánh giá chính sách chưa được thường xuyên. Việc khắc phục những bất cập, yếu kém, điều chỉnh sau rà soát đánh giá chưa được coi trọng, nên còn có chính sách mang tính áp đặt. không phù hợp với thực tế, hiệu quả thấp.

Tiêu chuẩn về GVĐH được quy định trong Luật Giáo dục, các văn bản dưới luật có hiệu lực thấp, nội dung lạc hậu; chưa có Luật GV; chủ trương nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo chưa được cụ thể hoá thành các quy hoạch, kế hoạch của các trường ĐH. Các chính sách phát triển ĐNGV của Nhà nước ban hành chưa đồng bộ và nhất quán, chưa kịp thời, chưa xây dựng đầv đủ và cụ thể hoá các quy chuẩn của các yếu tố, các điều kiện, năng lực để đảm bảo về số và chất lượng GV;

Công tác quản lý chưa tạo quyền tự chủ đầy đủ, thực sự cho các trường ĐH nên chưa tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ĐNGV: Chưa có chính sách quản lý đội ngũ GVĐH thống nhất, hiệu quả; chưa có quy định về chuẩn nghề nghiệp GV với hệ thống tiêu chí đầy đủ, thống nhất chung cho các trường ĐH để đánh giá, xếp loại GV. Đã có một số văn bản

quy định một số tiêu chí quan trọng về mặt chuyên môn và phẩm chất nhân cách của GV như:Quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ chức danh viên chức ngạch GV, quy định về đạo đức nhà giáo... nhiều trường ĐH hiện nay chỉ quản lý GV về khối lượng chưa quản lý được về chất lượng giảng dạy và NCKH. Các cơ sở GDĐH đánh giá GV theo tiêu chuẩn nghiệp vụ của chức danh viên chức, chế độ làm việc của GV, điều này ảnh hưởng đến chất lượng công tác đánh giá.

Cơ chế quản lý. sử dụng ĐNGV ĐH không phát huy hết tiềm năng của cả đội ngũ và từng cá nhân, không kích thích được sự phấn đấu trong chuyên môn; không sàng lọc được thường xuyên những người yếu kém. Cơ chế, chính sách đãi ngộ chưa tương xứng, vẫn dựa chủ yếu vào khối lượng giảng dạy và thâm niên công tác mà không căn cứ vào thành tích và khả năng nghiên cứu của cá nhân; chưa bảo đảm cho GV có cuộc sống đủ để có thể toàn tâm, toàn ý cho việc bảo đảm chất lượng hoạt động giảng dạy và công tác NCKH.

- Việc tham gia xây dựng và phản biện chính sách của ĐNGV còn chưa được chú trọng. GV là đối tượng thụ hưởng chính sách. Trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách ĐNGV ĐHCL sẽ phát hiện ra những hạn chế, bất cập, những khó khăn, vướng mắc, những khoảng trống... của chính sách, từ đó kiến nghị, đề xuất các cơ quan QLNN có thẩm quyền điều chỉnh hoặc ban hành chính sách mới phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, ờ Việt Nam hiện nay bên cạnh đường lối chủ trương đúng đắn của Đảng, thì Nhà nước cần huy động sự tham gia đóng góp của đối tượng thụ hưởng - ĐNGV và cộng đồng xã hội vào quá trình chính sách, nhằm tạo sự đồng thuận cao về mục tiêu, nội dung, biện pháp thực thi chính sách. Đồng thời phải làm tốt công tác chuẩn bị tư tưởng, dư luận xã hội cho việc triển khai chính sách. Khi chưa phát huy dân chủ, chưa quan tâm. tạo điều kiện cho ĐNGV tham gia vào quá trình chính sách, tất yếu hiệu lực, hiệu quả chính sách sẽ kém. ĐNGV ĐH - trí thức có hàm lượng trí tuệ cao, nếu tham gia phản biện chính sách, sẽ là nhân tố quan trọng, quyết định sự phát triển của ĐNGV ĐHCL hiện nay.

Chƣơng 4

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM (Trang 137 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w